Nghiên cứu đánh giá nguy cơ huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân đột quỵ não cấp bằng thang điểm PADUA

  • Tạ Văn Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Hải Nam Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Thị Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Lưu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Chi Viện Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Huyết khối tĩnh mạch, đột quỵ não

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá nguy cơ huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân đột quỵ não bằng thang điểm PADUA. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang; bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ não, điều trị tại Khoa Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022, các người bệnh đủ tiêu chuẩn lựa chọn và nghiên cứu, được đánh giá nguy cơ huyết khối tĩnh mạch dựa trên thang điểm PADUA. Kết quả: Qua khảo sát yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch dựa trên thang điểm PADUA ở 218 bệnh nhân đột quỵ trong đó chảy máu não (27,5%), nhồi máu não (65,6%) và chảy máu dưới nhện (6,9%), kết quả cho thấy: Bệnh nhân đột quỵ có yếu tố nguy cơ cao mắc huyết khối tĩnh mạch (PADUA: 4,97 ± 2,2) và cả 3 nhóm bệnh (chảy máu não, nhồi máu não và chảy máu dưới nhện) đều có nguy cơ cao huyết khối tĩnh mạch (điểm PADUA lần lượt là: 4,05 ± 1,72, 5,40 ± 2,493 và 4,53 ± 0,834). Một số yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ cao có thể thay đổi được đó là: Bất động (80,3%); nhiễm khuẩn cấp (50,5%) và suy tim hoặc suy hô hấp (62,4%). Kết luận: Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân đột quỵ cấp là cao (theo thang điểm PADUA). Một số yếu tố nguy cơ cao có thể thay đổi được đó là: Bất động, nhiễm khuẩn cấp và suy tim hoặc suy hô hấp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Dennis M et al (2011) The timing, extent, progression and regression of deep vein thrombosis in immobile stroke patients: Observational data from the CLOTS multicenter randomized trials. J Thromb Haemost 9(11): 2193-2200.
2. Kamran SI, Downey D, and Ruff RL (1998) Pneumatic sequential compression reduces the risk of deep vein thrombosis in stroke patients. Neurology 50(6): 1683-1688.
3. Kelly J et al (2004) Venous thromboembolism after acute ischemic stroke: A prospective study using magnetic resonance direct thrombus imaging. Stroke 35(10): 2320-2325.
4. Stecker M et al (2014) Risk Factors for DVT/PE in Patients with Stroke and Intracranial Hemorrhage. Open Neurol J 8: 1-6.
5. Kakkos SK, et al (2021) Editor's Choice - European Society for Vascular Surgery (ESVS) 2021 clinical practice guidelines on the management of venous thrombosis. Eur J Vasc Endovasc Surg 61(1): 9-82.
6. Barbar S et al (2010) A risk assessment model for the identification of hospitalized medical patients at risk for venous thromboembolism: The Padua Prediction Score. J Thromb Haemost 8(11): 2450-2457.
7. Kamphuisen PW, Agnelli G, And Sebastianelli M (2005) Prevention of venous thromboembolism after acute ischemic stroke. 3(6): 1187-1194.