Theo dõi và chăm sóc tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa ở bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu

  • Phan Văn Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Thị Lý Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thanh Huế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hạnh Dung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Tuyết Nhung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Đường tiêu hóa, ghép tế bào gốc tạo máu, viêm loét miệng, làm lạnh khoang miệng

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và mức độ tổn thương đường tiêu hóa ở các bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu. Đánh giá kết quả của biện pháp can thiệp dự phòng tổn thương đường tiêu hóa. Đối tượng và phương pháp: Theo dõi 27 bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu tại Trung tâm Ghép tế bào gốc-Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 4 năm 2022. Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: 25/27 bệnh nhân bị viêm loét miệng trong quá trình ghép. Viêm loét miệng độ 3 chiếm 33,3%. 100% bệnh nhân buồn nôn/nôn, trong đó 33,3% bệnh nhân nôn độ 1, 29,6% bệnh nhân nôn độ 2 và 37,0% bệnh nhân nôn độ 3. Tất cả các bệnh nhân đều bị tiêu chảy, với 14,8% độ 1, 44,4% độ 2 và 40,7% độ 3. Sử dụng phương pháp làm lạnh khoang miệng giúp làm giảm mức độ viêm loét miệng và tiêu chảy, nhưng không làm giảm mức độ nôn cho bệnh nhân ghép. Kết luận: Tổn thương đường tiêu hóa là biến chứng gặp ở hầu hết bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu. Theo dõi và chăm sóc của điều dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa, phát hiện sớm và giảm nhẹ các biến chứng của ghép

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Minh Phương và cộng sự (2018) Kết quả ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị đa u tủy xương tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 13, tr. 1-8.
2. Wallhult E and Quinn B (2018) Early and acute complications and the principles of HSCT nursing care. The European blood and marrow transplantation textbook for nurses: 163-168.
3. Atilla E, Ataca Atilla P, Cengiz Seval G, Bektaş M, Demirer T (2018) Current approach to early gastrointestinal and liver complications of hematopoietic stem cell transplantation. Turk J gastroenterol 30(2): 122-131.
4. Granzziutti ML et al (2006) Oral mucositis in myeloma patients undergoing melphalan-based autologous stem cell transplantation: Incidence, risk factors and a severity predictive model. Bone marrow transplantation 38: 501-506.
5. Cunha R (2018) Diarrhea after autologous stem cell transplantation in low-middle income countries: Is Clostridium difficile the most prevalent infectious etiology? Hematology, transfusion and cell therapy 40(2): 105-106.
6. Vanleh M, Kargar M, Mansouri A, Kamranzadeh H, Gholami K, Heidari K, Hajibabaei M (2018) Factors affecting the incidence and severity of oral mucositis following hematopoietic stem cell transplantation. International journal of Hematology-Oncology and Stem cell reseach 12(2): 142-152.
7. Giorgi UD, Wandt H, Lioure B et al (2004) First-line high-dose chemotherapy for patients with poor prognosis extragonadal germ cell tumors. The experience of the European Bone Marrow Transplantation (EBMT) Solid Tumors Working party. Bone Marrow Transplant 34: 1033-1037.
8. Tuncer H, Rana N, Milani C et al (2012) Gastrointestinal and hepatic complications of hematopoietic stem cell transplantation. World J Gastroenterol 18: 1851-1860.