Nhận thức yếu tố nguy cơ và dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não của người chăm sóc bệnh nhân
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá sự hiểu biết của người chăm sóc bệnh nhân đột quỵ về các yếu tố nguy cơ và các dấu hiệu nhận biết đột quỵ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và so sánh giữa hai nhóm: Nhóm người chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ (nhóm 1) và nhóm người chăm sóc bệnh nhân không bị đột quỵ (nhóm 2) được thực hiện tại Khoa Đột quỵ não và một số khoa điều trị nội trú của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Các đối tượng được sàng lọc và dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng biểu mẫu thông tin người tham gia và biểu mẫu bảng câu hỏi về đột quỵ. Các dấu hiệu cảnh báo và các triệu chứng của đột quỵ được so sánh giữa hai nhóm người chăm sóc. SPSS 20.0 được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả: Trong số 200 người tham gia nghiên cứu, 104 người ở nhóm 1 (52%) và 96 người ở nhóm 2 (48%). Nhóm 1 có nhận thức tốt hơn nhóm 2; trong nhóm 1 triệu chứng yếu nửa người 99 (95,2%) và méo miệng 96 (92,3%) là 2 dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất. Kết luận: Người chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ và người chăm sóc bệnh nhân không bị đột quỵ có kiến thức trung bình về một số dấu hiệu và yếu tố nguy cơ về bệnh đột quỵ não.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Pancioli AM, Broderick J, Kothari R, Brott T, Tuchfarber A, Miller R et al (1998) Public perception of stroke warning signs and knowledge of potential risk factors. JAMA 279: 1288-1292.
3. Ince B, Necioglu D (2017) Organization of stroke care in Turkey. Int J Stroke 12: 105-107.
4. Saad S, Waqar Z, Islam F, Iqbal H, Nomani AZ (2017) The awareness of stroke in caregivers of stroke patients in Pakistan. J Neurol Disord 5: 2-4.
5. American Heart Association and American Stroke Association. Stroke Risk Factors. [Online] [Cited 2017 January 18]. Available from URL: http://www.strokeassociation.org/STROKEORG/AboutStroke/UnderstandingRisk/Understanding-StrokeRisk_UCM_308539_SubHomePage.jsp
6. Hickey A, O'Hanlon A, McGee H, Donnellan C, Shelley E, Horgan F et al (2009) Stroke awareness in the general population: Knowledge of stroke risk factors and warning signs in older adults. BMC Geriatr 9:35.
7. Pandian JD, Jaison A, Deepak SS, Kalra G, Shamsher S, Lincoln DJ et al (2005) Public awareness of warning symptoms, risk factors, and treatment of stroke in northwest India. Stroke 36: 644-648.
8. Akinyemi RO, Ogah OS, Ogundipe RF, Oyesola OA, Oyadoke AA, Ogunlana MO et al (2009) Knowledge and perception of stroke amongst hospital workers in an African community. Eur J Neurol 16: 998-1003.
9. Stroebele N, Müller-Riemenschneider F, Nolte CH, MüllerNordhorn J, Bockelbrink A, Willich SN (2011) Knowledge of risk factors, and warning signs of stroke: a systematic review from a gender perspective. Int J Stroke 2011;6:60-6.
10. Monaliza MA, Srivastava A (2012) Awareness of risk factors and warning symptoms of stroke in general population. Nursing & midwifery research journal 8: 149-160.
11. Zeng Y, He GP, Yi GH, Huang YJ, Zhang QH, He LL (2012) Knowledge of stroke warning signs and risk factors among patients with previous stroke or TIA in China. J Clin Nurs 21: 2886-2895.
12. Marx JJ, Gube C, Faldum A, Kuntze H, Nedelmann M, Haertle B et al (2009) An educational multimedia campaign improves stroke knowledge and risk perception in different stroke risk groups. Eur J Neurol 16: 612-618.
13. Oznur Y, Karadakovan A, Dogru BV et al (2019) Awareness of risk factors and warning signs of stroke among caregivers of patient with and not with stroke: Results from questionnaire. J Pak Med Assoc 69(8): 5.