Tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giai đoạn 2018 - 2019
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) tại Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc giai đoạn 2018-2019. Đối tượng và phương pháp: 190 chủng vi khuẩn phân lập được từ 695 mẫu nước tiểu của các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2019. Phương pháp: Cấy đếm để xác định số lượng vi khuẩn/1ml nước tiểu và định danh vi khuẩn bằng bộ tính chất sinh vật hóa học API. Kết quả: Tỷ lệ vi khuẩn dương tính trong nước tiểu là 27,33%; Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: E. coli (41,58%), S. epidermidis (21,58%), S. saprophyticus (20,53%), Enterococcus spp. (8,42%) và Klebsiella spp. (5,79%). E. coli kháng với các quinolon: (Levofloxacin: 38,9%, ciproloxacin: 40,3%), nhạy cảm với cephalosphorin thế hệ III, IV (ceftriaxon: 58,6%, ceftazidim: 70% và cefepim: 77,1%), amikacin (70,7%), imipenem (89,4%) và meropenem (92,6%); S. epidermidis kháng với các cephalosporin thế hệ II và III (cefuroxim: 37,9%, ceftriaxon: 43,3% và ceftazidim: 53,8%), sulfamethoxazole/trimethoprim (95%) và các quinolon (tỷ lệ kháng levofloxacin, ofloxacin và ciprofloxacin lần lượt là 36,7%, 61,8% và 67,6%), nhạy cảm với kháng sinh penicillin/chất ức chế β-lactamase, imipenem (97%) và meropenem (89,3%). S. saprophyticus kháng trung gian với các cephalosporin thế hệ II và III (cefuroxim: 30,3%, ceftriaxon: 43,2% và ceftazidim: 66,7%), sulfamethoxazole/trimethoprim (69%) và các quinolon (tỷ lệ kháng levofloxacin, ofloxacin và ciprofloxacin lần lượt là 43,5%, 59,3% và 58,1%), nhạy cảm với kháng sinh nhóm carbapenem: Imipenem (90%) và meropenem (95,7%). Enterococcus spp. kháng lại kháng sinh cephalosporin thế hệ II, III (cefuroxim: 80%, ceftriaxon: 57,1% và ceftazidim: 63,6%), các quinolon (tỷ lệ kháng levofloxacin, ciprofloxacin và ofloxacin lần lượt là 38,5%, 50% và 50%), kháng aminosid (amikacin: 25% và gentamycin: 37,5%), đề kháng oxacillin (100%) giảm nhạy với carbapenem (imipenem: 92,9% và meropenem: 62,5%), còn nhạy cảm với vancomycin (83,3%). Kết luận: Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là E. coli (41,58%), S. epidermidis (21,58%), S. saprophyticus (20,53%), Enterococcus spp. (8,42%), và Klebsiella spp. (5,79%). Các vi khuẩn này kháng cao với cephalosporin thế hệ I, II, với các quinolon, còn nhạy với kháng sinh nhóm carbapenem. Do đó cần thực hiện tốt việc quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện để làm giảm tỷ lệ vi khuẩn đa kháng kháng sinh.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Trần Thị Thanh Nga (2014) Các tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp và đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2013. Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, Tập 18, số 4.
3. Nguyễn Thị Ngọc Lan và cộng sự (2011) Tình hình kháng kháng sinh trên những chủng vi khuẩn thường gặp phân lập trên bệnh nhân nhiễm trùng tiểu tại viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh năm 2010. Tạp chí Y Học Dự Phòng, tập XXI, số 5 (123).
4. Trần Tuấn Anh (2019) Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô (2019). Luận văn Dược sỹ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội.
5. Banerjee S, Sengupta M et al (2017) Fosfomycin susceptibility among multidrug-resistant, extended-spectrum beta-lactamase- producing, carbapenem-resistant uropathogens. Journal of the Urological Society of India 33(2): 149-154.
6. Niranjan V, Malini A (2014) Antimicrobial resistance pattern in Escherichia coli causing urinary tract infection among inpatients. Indian J Med Res 139(6): 945-948.
7. Gokce I, Alpay H et al (2017) Changes in bacterial resistance patterns of pediatric urinary tract infections and rationale for empirical antibiotic therapy. Balkan Med J 34(5): 432-435.
8. Flores-Mireles AL et al (2015) Urinary tract infections: epidemiology, mechanisms of infection and treatment options. Nature reviews. Microbiology 13(5): 269-284.