Điều chỉnh loạn thị giác mạc với đường rạch giác mạc hình cung trong phẫu thuật thể thủy tinh bằng laser femtosecond
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lâm sàng và an toàn của đường rạch giác mạc hình cung để điều chỉnh loạn thị giác mạc trong phẫu thuật thể thủy bằng laser femtosecond. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 45 mắt (33 bệnh nhân) đục thể thủy tinh có loạn thị giác mạc trên 0,50D được phẫu thuật thể thủy tinh kết hợp tạo đường rạch giác mạc hình cung bằng laser femtosecond (LenSx, Alcon) tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 01/2017 đến tháng 05/2018. Thị lực nhìn xa chưa chỉnh kính và chỉnh kính tối đa, khúc xạ khách quan và chủ quan, loạn thị giác mạc được đánh giá và ghi nhận qua bản đồ giác mạc (OPD-Scan III, Nidek) trước mổ, 1 tuần và 3 tháng sau mổ. Một số đặc điểm của đường rạch giác mạc hình cung (số lượng, độ sâu, kích thước và hình thái), sự phụ thuộc kính nhìn xa và các biến chứng cũng được ghi nhận. Kết quả: Tỷ lệ thị lực nhìn xa chưa chỉnh kính từ 20/40 trở lên sau mổ 1 tuần và 3 tháng lần lượt là 86,7% và 97,8%. Tỷ lệ khúc xạ cầu tương đương sau mổ trong khoảng ±0,50D và ±1,0D lần lượt là 75,5% và 100%. Chiều dài trung bình của đường rạch giác mạc hình cung là 53,78o ± 17,683o (20o đến 85o). Loạn thị giác mạc trung bình trước mổ là 1,65 ± 0,83D, loạn thị giác mạc giảm xuống còn 0,60 ± 0,55D tại tháng thứ 3 sau mổ. Loạn thị gây ra bởi phẫu thuật là 1,05 ± 0,449D và thấp hơn loạn thị giác mạc trước mổ (1,65 ± 0,83D), kết quả cho thấy còn non chỉnh trong phẫu thuật. Tuy nhiên, tỷ lệ không phụ thuộc kính nhìn xa trong nghiên cứu lên tới 82,3% và không có biến chứng nào được ghi nhận. Kết luận: Laser femtosecond có hiệu quả và an toàn cho điều chỉnh loạn thị giác mạc trong phẫu thuật thể thủy tinh và cải thiện chất lượng kết quả thị giác sau mổ.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Abbey A, Ide T, Kymionis GD, Yoo SH (2009) Femtosecond laser-assisted astigmatic keratotomy in naturally occurring high astigmatism. Br J Ophthalmol 93: 1566-1569.
3. Donnenfeld ED (2012) Femtosecond laser arcuate incision astigmatism correction in cataract surgery. Presented at: XXX Congress of the ESCRS; September 8-12, Milan, Italy.
4. Fares U, Mokashi AA, Al-Aqaba MA, Otri AM, Miri A, Dua HS (2013) Management of postkeratoplasty astigmatism by paired arcuate incisions with compression sutures. Br J Ophthalmol 97(4): 438-443.
5. Ferrer-Blasco T, Montés-Micó R, Peixoto-de-Matos SC et al (2009) Prevalence of corneal astigmatism before cataract surgery. J Cataract Refract Surg 35: 70-75.
6. Harmohina B, Kerry KA (2015) Corneal astigmatism correction during cataract surgery. Review of Cornea and Contact Lens 30.
7. Hill W (2008) Expected effects of surgically induced astigmatism on AcrySof toric intraocular lens results. J Cataract Refract Surg 34: 364-367.
8. James S Wolffsohn et al (2014) Astigmatism and vision: Should all astigmatism always be corrected? Br J Ophthalmology 98: 1.
9. John SM Chang (2018) Femtosecond laser assisted astigmatism keratotomy: A review. Eye and vision 5: 6.
10. Lindstrom RL (1990) The surgical correction of astigmatism: A clinician’s perspective. Refract Corneal Surg 6(6): 441-454.
11. Nanavaty MA, Bedi KK, Ali S, Holmes M, Rajak S (2017) Toric intraocular lenses versus peripheral corneal relaxing incisions for astigmatism between 0.75 and 2.5 diopters during cataract surgery. Am J Ophthalmol 180: 165-177.
12. Wang et al (2018) Evaluation of the effectiveness of combined femtosecond laser-assisted cataract surgery and femtosecond laser astigmatic keratotomy in improving postoperative visual outcomes. BMC Ophthalmology 18: 161.