Một số đặc điểm giải phẫu và định khu nhánh thái dương thần kinh mặt đoạn ngoài tuyến mang tai ở người Việt trưởng thành

  • Phạm Ngọc Minh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Viết Nghĩa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tài Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Thu Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhánh trán, thần kinh mặt, cơ trán

Tóm tắt

 Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm giải phẫu và định khu nhánh thái dương thần kinh mặt đoạn ngoài tuyến mang tai ở người Việt trưởng thành. Đối tượng và phương pháp: 12 mẫu nửa mặt (bên phải: 7, bên trái: 5) trên xác ướp người Việt trưởng thành (05 xác cả hai nửa mặt và 02 xác chỉ có nửa mặt bên phải). Giới tính: 04 nam (57,1%) và 03 nữ (42,9%). Tuổi trung bình: 73,00 ± 13,39 tuổi (52 - 88 tuổi). Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả và kết luận: Nhánh thái dương thần kinh mặt đi dưới mạc thái dương (100%). Số lượng nhánh thái dương mặt thoát ra khỏi bờ trên của tuyến mang tai trung bình là 2,50 ± 0,67 nhánh (2 - 4 nhánh), không có sự khác biệt giữa bên phải và bên trái (p>0,05). Ở ngoài tuyến mang tai, chiều dài phân nhánh thứ nhất của nhánh thái dương thần kinh mặt là 33,84 ± 6,69mm; phân nhánh thứ 2 là 32,08 ± 6,12mm và phân nhánh thứ 3 là 30,71 ± 7,08mm. Khoảng cách từ khóe mắt ngoài đến các nhánh thái dương thần kinh mặt nằm trên đường thẳng (d) của phân nhánh thứ 1 là 53,91 ± 6,45mm; phân nhánh thứ 2 là 58,16 ± 6,56mm và phân nhánh thứ 3 là 58,79 ± 5,50mm. Khoảng cách từ nơi nhánh thái dương thoát ra khỏi bờ trên của tuyến mang tai (M) đến đường thẳng (d) [đi qua khóe mắt ngoài và điểm chân của gờ luân giao với mặt] và (d2) [đi qua khóe mắt ngoài và điểm trên bình tai, ngay bờ trên ống tai ngoài] là 28,48 ± 8,18mm và 14,97 ± 5,10mm

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Thanh, Lê Gia Vinh (1991) Nghiên cứu giải phẫu nhánh trán của dây thần kinh mặt (r. frontalis n. facialis). Tập san Hình thái học, Tập 1, Số 2, tr. 8-10.
2. Babakurban ST, Cakmak O, Kendir S (2010) Temporal Branch of the facial nerve and its relationship to fascial layers. Arch Facial Plast Surg 12(1): 16-23.
3. Gosain AK, Sewall SR, Yousif NJ (1997) The temporal branch of the facial nerve: How reliably can we predict its path?. Plastic and Reconstructive Surgery 99(5): 1224-1233.
4. Zani R, Fadul RJr, Da Rocha MA et al (2003) Facial nerve in rhytidoplasty: Anatomic study of its trajectory in the overlying skin and the most common sites of injury. Annals of Plastic Surgery 51(3): 236-242.
5. Öksüz CE, Kalaycıoğlu A, Uzun Ö et al (2019) Morphological evaluation of terminal branches of the facial nerve within the parotid gland in fetus cadavers. Cukurova Med J 44(2): 1.
6. Tayfur V, Edizer M, Magden O (2010) Anatomic bases of superficial temporal artery and temporal branch of facial nerve. J Craniofac Surg 21(6): 1945-1947.
7. Agarwal CA, Mendenhall SD, Foreman KB et al (2010) The course of the frontal branch of the facial nerve in relation to fascial planes: An Anatomic Study. Plastic and Reconstructive Surgery 125(2): 532-537.
8. Seckel BR (2010) Facial Danger Zones: Avoiding nerve jnjury in Facial Plastic Surgery. © 2010 Thiem e Medical Publishers, Inc.