Kết quả nghiên cứu bước đầu sử dụng tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị xơ gan mất bù do virus viêm gan B

  • Đào Trường Giang Học viện Quân y
  • Nguyễn Văn Thái Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Ánh Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Bình An Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Tiến Sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lý Tuấn Khải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Viết Sáng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Trọng Tuyển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Thái Doãn Kỳ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Xơ gan, virus viêm gan B, ghép tế bào gốc

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả điều trị tế bào gốc tuỷ xương tự thân trên bệnh nhân xơ gan mất bù do virus viêm gan B giai đoạn Child B. Đối tượng và phương pháp: 18 bệnh nhân xơ gan mất bù do virus viêm gan B (tuổi từ 40 - 72) Child-Pugh B, đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu được tuyển chọn từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2017. Sử dụng tế bào gốc tạo máu được tách lọc từ 200 - 300ml dịch tuỷ xương và bơm vào gan qua đường động mạch gan. Bệnh nhân được theo dõi về lâm sàng và xét nghiệm ở thời điểm 1, 3, 6 tháng sau ghép. Kết quả: Mức độ vàng da và cổ trướng cải thiện đáng kể, không ghi nhận biến chứng ở các bệnh nhân trong thời gian nghiên cứu. Chất lượng cuộc sống cải thiện đáng kể. Nồng độ albumin sau điều trị tăng lên có ý nghĩa tại các thời điểm sau điều trị so với thời điểm T0 với các giá trị tương ứng với T0, T1, T3 và T6 là 29,29 ± 4,56, 33,91 ± 4,44, 33,71 ± 5,07 và 32,88 ± 4,12. Sau 6 tháng can thiệp tế bào gốc, tỷ lệ PT tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (T6: 71,00 ± 13,59) so với giá trị này ở trước điều trị (T0: 62,17 ± 14,84). Trong khi đó, nồng độ bilirubin huyết thanh toàn phần ở tất cả các thời điểm sau ghép đều nhỏ hơn tương đối so với thời điểm T0, tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Chức năng gan cải thiện đáng kể cả trên lâm sàng và xét nghiệm ở các thời điểm sau can thiệp bằng tế bào gốc tuỷ xương qua đường động mạch gan so với trước can thiệp, không ghi nhận biến chứng nặng ở các bệnh nhân điều trị liên quan đến việc sử dụng tế bào gốc.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hoàng Gia Lợi (2009) Xơ gan. Điều trị nội khoa, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 160.
2. Dương Đình Toàn, L.T.K (2014) Kết quả bước đầu điều trị thoái hóa khớp gối bằng nội soi tái tạo tổn thương dưới sụn và ghép khối tế bào gốc tủy xương tự thân. Tạp chí Y - Dược học Quân sự, tr. 7.
3. Gilchrist ES and JN Plevris (2010) Bone marrow-derived stem cells in liver repair: 10 years down the line. Liver Transpl 16(2): 118-129.
4. Am Esch JS et al (2005) Portal application of autologous CD133+ bone marrow cells to the liver: A novel concept to support hepatic regeneration. Stem Cells 23(4): 463-470.
5. Bai YQ et al (2014) Outcomes of autologous bone marrow mononuclear cell transplantation in decompensated liver cirrhosis. World J Gastroenterol 20(26): 8660-2666.
6. Peng L et al (2011) Autologous bone marrow mesenchymal stem cell transplantation in liver failure patients caused by hepatitis B: short-term and long-term outcomes. Hepatology 54(3): 820-828.
7. Kim JK et al (2010) Autologous bone marrow infusion activates the progenitor cell compartment in patients with advanced liver cirrhosis. Cell Transplant 19(10): 1237-1246.
8. Saito T et al (2011) Potential therapeutic application of intravenous autologous bone marrow infusion in patients with alcoholic liver cirrhosis. Stem Cells Dev 20(9): 1503-1510.
9. Lyra AC et al (2007) Feasibility and safety of autologous bone marrow mononuclear cell transplantation in patients with advanced chronic liver disease. World J Gastroenterol 13(7): 1067-1073.
10. Lyra AC et al (2010) Infusion of autologous bone marrow mononuclear cells through hepatic artery results in a short-term improvement of liver function in patients with chronic liver disease: A pilot randomized controlled study. Eur J Gastroenterol Hepatol 22(1): 33-42.