Đánh giá bước đầu vai trò của procalcitonin trong định hướng dừng kháng sinh ở bệnh nhân viêm phổi thở máy

  • Nguyễn Thái Cường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hồng Tốt Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thanh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Xuân Hiên Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Viêm phổi thở máy (VAP), PCT, Bệnh viện TWQĐ 108

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá bước đầu vai trò của procalcitonin trong định hướng dừng kháng sinh ở bệnh nhân viêm phổi thở máy (VAP) tại Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: 40 bệnh nhân VAP điều trị tại Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 08/2019 đến tháng 04/2020, được ngẫu nhiên chia thành 2 nhóm: Nhóm nghiên cứu gồm 20 bệnh nhân VAP được điều trị và dừng kháng sinh khi PCT dưới 0,5ng/ml hoặc giảm 80% so với giá trị đỉnh (nhóm PCT) và nhóm chứng gồm 20 bệnh nhân VAP được điều trị và dừng kháng sinh theo kinh nghiệm của bác sỹ. Kết quả: Ngừng kháng sinh khi PCT dưới 0,5ng/ml hoặc giảm 80% so với giá trị đỉnh làm giảm thời gian dùng kháng sinh từ 11,6 ± 5,07 ngày (nhóm chứng) xuống là 8,7 ± 2,9 ngày (nhóm PCT) nhưng không làm ảnh hưởng đến thời gian thở máy, thời gian nằm ICU, tỷ lệ tử vong cũng như tỷ lệ viêm phổi tái phát. Kết luận: Ngừng kháng sinh khi PCT dưới 0,5ng/ml hoặc giảm 80% so với giá trị đỉnh làm giảm thời gian dùng kháng sinh nhưng không làm ảnh hưởng đến kết cục điều trị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hà Sơn Bình (2015) Nhận xét một số yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân viêm phổi liên quan đến thở máy. Luận vãn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội.
2. Phạm Thái Dũng (2011) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn và biến đổi nồng độ procalcitonin, protein C phản ứng ở bệnh nhân viêm phổi thở máy. Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y.
3. Kalil AC et al (2016) Management of adults with hospital-acquired and ventilator-associated pneumonia: 2016 clinical practice guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society. Clinical Infectious Diseases 63(5): 61-111.
4. Evelien de Jong, Jos A van Oers, Albertus Beishuizen et al (2016) Efficacy and safety of procalcitonin guidance in reducing the duration of antibiotic treatment in critically ill patients: A randomised, controlled, open-label trial. The Lancet Infectious Diseases 16(7): 819-827.
5. Dianna Stolz, Smyrnios N, Eggimann P et al (2009) Procalcitonin for reduced antibiotic exposure in ventilator-associated pneumonia: A randomised study. European Respiratory Journal 34(6): 1364-1375.
6. Pontet J et al (2008) Procalcitonin (PCT) guided antibiotic treatment in ventilator associated pneumonia (VAP). Multi-centre, clinical prospective, randomized-controlled study. Index Infectológico 175: 63.
7. Torres A et al (2017) International ERS/ESICM/ESCMID/ALAT guidelines for the management of hospital-acquired pneumonia and ventilator-associated pneumonia: Guidelines for the management of hospital-acquired pneumonia (HAP)/ventilator-associated pneumonia (VAP) of the European Respiratory Society (ERS), European Society of Intensive Care Medicine (ESICM), European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases (ESCMID) and Asociación Latinoamericana del Tórax (ALAT). European Respiratory Journal 50(3): 1700582.
8. Philipp Schuetz, Werner Albrich and Beat Mueller (2010) Guidance of antibiotic therapy with procalcitonin in lower respiratory tract infections: insights into the ProHOSP study. Virulence 1(2): 88-92.
9. Takanori Akagi, Nobuhiko Nagata, Kentaro Wakamatsu et al (2019) Procalcitonin-guided antibiotic discontinuation might shorten the duration of antibiotic treatment without increasing Pneumonia Recurrence. The American Journal of the Medical Sciences 358(1): 33-44.
10. Lila Bouadma, Charles-Edouard Luyt, Florence Tubach et al (2010) Use of procalcitonin to reduce patients' exposure to antibiotics in intensive care units (PRORATA trial): A multicentre randomised controlled trial. The Lancet 375(9713): 463-474.