So sánh sự khác biệt số đo áp lực ổ bụng gián tiếp qua bàng quang ở bệnh nhân viêm tụy cấp bằng phương pháp đo sử dụng cột nước và phương pháp đo bằng monitor

  • Nguyễn Hương Giang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bạch Thùy Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lưu Xuân Huân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Thị Nga Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Quản Thanh Nga Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Thị Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Quang Trình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Viêm tụy cấp, áp lực ổ bụng

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh sự khác biệt số đo áp lực ổ bụng gián tiếp qua bàng quang ở bệnh nhân viêm tụy cấp bằng phương pháp đo sử dụng cột nước và phương pháp đo bằng monitor. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả, cắt ngang 21 bệnh nhân được chẩn đoán viêm tụy cấp được điều trị tại Khoa Hồi sức Tích cực - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2018 được chỉ định đo áp lực ổ bụng gián tiếp qua bàng quang bằng 2 phương pháp: Đo sử dụng cột nước và phương pháp đo bằng monitor. Kết quả: Tỷ lệ tăng áp lực ổ bụng là 76,2%. Tỷ lệ độ I, II chiếm tỷ lệ cao nhất 62,1%. Tỷ lệ độ III, IV chiếm 9,4% và 4,7%. Nhóm tăng áp lực ổ bụng tỷ lệ suy tạng cao với tỷ lệ tổn thương thần kinh 12,5% cao nhất là thận 75%; tim mạch 62,5%; hô hấp 68,7%. Sự phù hợp giữa 2 phương pháp đo áp lực ổ bụng gián tiếp qua bàng quang bằng tay và bằng monitor với hệ số Kappa là 0,85. Kết luận: Có sự phù hợp cao giữa hai phương pháp đo. Đo áp lực ổ bụng gián tiếp qua bàng quang ở bệnh nhân viêm tụy cấp là cần thiết, và nên được áp dụng thường quy.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Gia Bình (2015) Hội chứng tăng áp lực ổ bụng. Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Đào Xuân Cơ (2012) Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp. Luận án Tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108.
3. Alexandre de Figueiredo FERREIRA et al (2015) A cute pancreatitis gravity predictive factors: Which and when to use use them. ABCD Arq Bras Cir Dig Review Article 28(3): 207-211.
4. Paivi Keskinen et al (2007) Intra-abdominal pressure in severe acute pancreatitis. World Journal of Emergency Surgery 2007.
5. William Kirke Rogers (2018) Intraabdominal hypertension, abdominal compartment syndrome, and the open abdomen. CHEST 153(1): 238-250.
6. Yuan-zhuo Chen et al (2015) Noninvasive monitoring of intra-abdominal pressure by measuring abdominal wall tension. World J Emerg Med 6(2).