So sánh tác dụng không mong muốn của gây tê ngoài màng cứng bằng hỗn hợp ropivacain - fentanyl với bupivacain - fentanyl để giảm đau trong chuyển dạ đẻ

  • Nguyễn Đức Lam Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lê Thị Anh Đào Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Giảm đau trong chuyển dạ, tác dụng không mong muốn, ropivacain, bupivacain

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh ảnh hưởng trên tuần hoàn, hô hấp người mẹ và các tác dụng không mong muốn khác trên mẹ và con của hỗn hợp ropivacain 0,1% + fentanyl 2mcg/ml với bupivacain 0,1% + fentanyl 2mcg/ml khi giảm đau trong chuyển dạ đẻ bằng gây tê ngoài màng cứng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến hành trên 60 sản phụ con so, chuyển dạ đẻ từ tháng 3/2013 đến tháng 9/2013, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, được giảm đau trong đẻ bằng gây tê ngoài màng cứng và được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm bằng nhau: Nhóm RF sử dụng ropivacain 0,1% + fentanyl 2mcg/ml; nhóm BF sử dụng bupivacain 0,1% + fentanyl 2mcg/ml. Dung dịch thuốc tê sẽ được tiêm ngắt quãng từng liều 5 - 7ml, cách nhau 5 phút vào catheter ngoài màng cứng khi khởi tê và khi sản phụ đau trở lại. Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng trên tuần hoàn, hô hấp của người mẹ giữa hai nhóm nghiên cứu (các chỉ số: Tần số tim, huyết áp động mạch trung bình, tần số thở, bão hòa oxy mao mạch của hai nhóm không có sự khác biệt ở tất cả các thời điểm của cuộc đẻ). Các tác dụng không mong muốn của nhóm ropivacain 0,1% cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm bupivacain 0,1% (tỷ lệ đau lưng nơi chọc kim là 4% so với 8,7%; buồn nôn là 8% so với 4,3%; ngứa là 12% so với 8,7%; rét run là 8% so với 13%; ức chế vận động mức Bromage độ I là 8% so với 21,7%). Kết luận: Gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong chuyển dạ đẻ bằng hỗn hợp ropivacain 0,1% + fentanyl 2mcg/ml có tác dụng không mong muốn trên tuần hoàn, hô hấp của người mẹ và các tác dụng không mong muốn khác tương đương với hỗn hợp bupivacain 0,1% + fentanyl 2mcg/ml nhưng ít gây ức chế vận động hơn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Eddleston JM, Maresh M (1992) Comparison of the maternal and fetal effects associated with intermittent or continous infusion of extra-dural analgesia. British Journal of Anaesthesia 69: 154-158.
2. Gautier P, Col (1998) A double - blind comparison of 0.125% ropivacaine with sufentanil and 0.125% bupivacaine with sufentanil for epidural labor analgesia. Anesthesiology 3(90): 772-778.
3. Isha C, Akhlak H (2014) Comparison of 0.1% ropivacaine - fentanyl with 0.1% Bupivacaine 0 fentanyl epidurally for labour analgesia. Advances in Anesthesiology, volume 2014, article ID 237034.
4. José M et al (2015) Effects of local anesthetic on the time between analgesic boluses and the duration of labor in patient-controlled epidural analgesia: prospective study of two ultra-low dose regimens of ropivacaine and sufentanil. Acta Med Port 28(1): 70-76.
5. Patkar CS et al (2015) A comparison of continuous infusion and intermittent bolus administration of 0.1% ropivacaine with 0.0002% fentanyl for epidural labor analgesia. J Anaesthesiol Clin Pharmacol 31(2): 234-238.
6. Wang, K et al (2014) The effects of epidural/spinal opioids in labour analgesia on neonatal outcomes: a meta-analysis of randomized controlled trial. Can J Anaesth 61(8): 695-709.