Khảo sát sự thay đổi nồng độ glucagon-like peptide-1 sau điều trị bằng đơn trị liệu sitagliptin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu

  • Lê Đình Tuân Đại học Y Dược Thái Bình
  • Nguyễn Thị Phi Nga Học viện Quân y
  • Trần Thị Thanh Hóa Bệnh viện Nội tiết Trung ương
  • Nguyễn Thị Hồ Lan Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Main Article Content

Keywords

Đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu, glucagon-like peptide-1, sitagliptin đơn trị liệu.

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ glucagon-like peptide-1 khi đói và sự thay đổi nồng độ glucagon-like peptide-1 khi đói sau điều trị bằng sitagliptin đơn trị liệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 44 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu can thiệp điều trị bằng sitagliptin đơn trị liệu 100mg/ngày trong 12 - 14 tuần, 48 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đã được điều trị trên 1 năm và 52 người bình thường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả: Nồng độ trung bình glucagon-like peptide-1 của nhóm nghiên cứu là 6,84 ± 3,12pmol/l thấp hơn nhóm chứng bệnh và chứng thường, tỷ lệ bệnh nhân giảm nồng độ glucagon-like peptide-1 là 65,9%. Sau điều trị bằng sitagliptin 100mg/ngày, nồng độ trung bình glucagon-like peptide-1 (12,83 ± 5,78pmol/l) tăng cao hơn so với trước điều trị (p<0,001), cao hơn so với nhóm chứng bệnh (p<0,05), khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm người bình thường (p>0,05), tỷ lệ bệnh nhân giảm glucagon-like peptide-1 giảm gấp 12,24 lần so với trước điều trị (p<0,001). Nồng độ trung bình glucagon-like peptide-1 tăng cao hơn ở nhóm bệnh nhân có mức kiểm soát glucose máu khi đói, HbA1c, tốt, chấp nhận (p<0,05). Kết luận: Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu có giảm bài tiết glucagon-like peptide-1 khi đói. Đơn trị liệu bằng sitagliptin làm tăng có ý nghĩa thống nồng độ glucagon-like peptide-1 khi đói và có liên quan tới sự kiểm soát tốt glucose, HbA1c.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thy Khuê và Mai Thế Trạch (2003) Nội tiết học đại cương. Bệnh đái tháo đường, Nhà Xuất bản TP. Hồ Chí Minh, tr. 335-400.
2. Thái Hồng Quang (2010) Thực hành lâm sàng bệnh Đái tháo đường. Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Alssema M, Rijkelijkhuizen JM, Holst JJ et al (2013) Preserved GLP-1 and exaggerated GIP in type 2 diabetes and relationships with triglycerides and ALT. Endocrinology169: 421-430.
4. Campbell IW and Day C (2007) Sitagliptin - enhancing incretin action. British Journal Diabetes and Vascular Disease 7: 134-139.
5. Cho NH, Whiting D, Forouhi N et al (2015) Diabetes Atlas. “Chapter 1”, “Chapter 2, “Chapter 3”, Seventh edition, International Diabetes Federation Press.
6. Grant RW, Donner TW, Fradkin JE et al (2015) Standards of medical care in diabetes. Diabetes Care 38: 1-94.
7. Holst JJ (2007) The physiology of glucagon-like peptide -1. Physiol Reviews 87: 1400-1437.
8. Holst JJ (2014) Pharmacology of GLP-1-Based therapies. British Journal Diabetes and Vascular Disease 8(2): 10-18.
9. Phillips LK and Prins JB (2012) Update on incretin hormons. Annals of the New York Academy Sciences 0077-8923: 0-20.
10. Immuno - Biological Laboratories CO, Ltd (2014) GLP-1 (active) ELISA IBL International Immunoassays for Clincal Diagnostics and Reseach: 1-2.
11. Ryskjaer J, Deacon CF, Carr RD et al (2006) Plasma dipepidyl peptidase-4 activity in patients with type 2 diabetes mellitus correlates positively with HbA1c levels, but is not acutely affected by food intake. Endocrinology 155: 485-493.
12. Wang X, Liu H, Chen J et al (2015) Multiple factors related to secretion of GLP-1. Endocrinology (ID 651757): 1-11. http://dx.doi.org/10.1155/2015/651757.