So sánh các tác dụng không mong muốn trên mẹ và con của giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng do sản phụ tự điều khiển với ropivacain ở các nồng độ khác nhau phối hợp với fentanyl

  • Nguyễn Đức Lam Trường Đại học Y Hà Nội
  • Hoàng Quốc Khái Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên

Main Article Content

Keywords

Tác dụng không mong muốn, giảm đau trong chuyển dạ, gây tê ngoài màng cứng do sản phụ tự điều khiển, ropivacain, fentanyl

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh các tác dụng không mong muốn trên mẹ và con của giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng do sản phụ tự điều khiển (PCEA) với ropivacain ở các nồng độ 0,075%; 0,1% và 0,125% phối hợp với fentanyl 2mcg/ml. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh trên 90 sản phụ chuyển dạ đẻ được giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng do sản phụ tự điều khiển, chia thành ba nhóm bằng nhau, sử dụng ropivacain ở các nồng độ 0,075%; 0,1% và 0,125% phối hợp với fentanyl 2mcg/ml. Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian chuyển dạ, cường độ, tần số cơn co tử cung, tình trạng tim thai và Apgar sơ sinh giữa ba nhóm. Cả ba nồng độ thuốc tê này đều không ảnh hưởng đến tuần hoàn, hô hấp, cơn co tử cung của sản phụ, tình trạng thai nhi và sơ sinh. Nhóm ropivacain 0,125% có tỷ lệ phản xạ mót rặn ở mức trung bình là 26,7% (so với 10% của hai nhóm còn lại); khả năng rặn đẻ mức trung bình chiếm 40% (so với 6,7% của hai nhóm còn lại); tỷ lệ phong bế vận động ở mức Bromage độ 1 là 16,7% (so với 0% ở nhóm ropivacain 0,075% và 3,3% nhóm ropivacain 0,1%). Không gặp trường hợp nào bị tụt huyết áp > 20%, mạch chậm < 60 lần/phút, SpO2 < 90% hoặc bị nôn hay đau đầu sau gây tê ngoài màng cứng ở cả ba nhóm nghiên cứu. Tỷ lệ các tác dụng không mong muốn khác: Ngứa, đau lưng, rét run, bí tiểu… thấp và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở cả 3 nhóm. Kết luận: Giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng do sản phụ tự điều khiển (PCEA) với ropivacain ở các nồng độ 0,075%; 0,1% và 0,125% phối hợp với fentanyl 2mcg/ml không có sự khác biệt về cơn co tử cung, tình trạng tim thai, chỉ số Apgar sơ sinh và các tác dụng không mong muốn khác như: Rét run, đau lưng, bí tiểu… Tuy nhiên, nhóm ropivacain 0,125% có làm giảm cảm giác mót rặn và khả năng rặn đẻ, tăng tỷ lệ phong bế vận động hai chi dưới so với hai nhóm còn lại (p<0,05).

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Hồng Chính (2010) Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 69-70.
2. Nguyễn Văn Chinh (2010) Giảm đau trong chuyển dạ đẻ bằng truyền liên tục Bupivacain qua catheter ngoài màng cứng. Hội nghị chuyên đề gây mê hồi sức trong lĩnh vực sản phụ khoa lần thứ VII, Bệnh viện Từ Dũ.
3. Phạm Thiều Trung, Nguyễn Văn Chừng (2012) Nghiên cứu giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng liên tục tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Báo cáo khoa học hội nghị gây mê hồi sức toàn quốc, Y học thực hành, tr. 247-250.
4. Boselli E et al (2003) Ropivacaine 0.15% plus sufentanil 0.5mcg/mL and ropivacaine 0.10% plus sufentanil 0.5mcg/mL are equivalent for patient-controlled epidural analgesia during labor. Anesth Analg 96(4): 1173-1177.
5. George RB, Allen TK, AS Habib (2013) Intermittent epidural bolus compared with continuous epidural infusions for labor analgesia: a systematic review and meta-analysis. Anesth Analg 116(1): 133-144.