Nghiên cứu mối liên quan giữa điểm ASPECTS, mức độ tuần hoàn bàng hệ mạch não với kết quả điều trị bằng dụng cụ cơ học bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp do tắc nhánh lớn vòng tuần hoàn não trước

  • Nguyễn Văn Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Tuyến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Đức Cường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Ngọc Uyển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Đột quỵ thiếu máu não cấp, ASPECTS, tuần hoàn bàng hệ, dụng cụ cơ học

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá mối liên quan giữa điểm đột quỵ não sớm ASPECTS (Alberta Stroke Program Early Computed Tomography Score) trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não và mức độ tuần hoàn bàng hệ trên phim chụp cắt lớp vi tính mạch não, trên hình ảnh chụp mạch não số hóa xóa nền với kết quả điều trị đột quỵ thiếu máu não cấp do tắc nhánh lớn hệ động mạch não trước được can thiệp tái thông bằng dụng cụ cơ học. Đối tượng và phương pháp: Tiến hành trên 103 bệnh nhân thiếu máu cấp do tắc động mạch cảnh trong và động mạch não giữa được can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 7/2016 đến tháng 12/2017. Đánh giá điểm ASPECTS và mức độ tuần hoàn bàng hệ trên phim cắt lớp vi tính mạch não, trên hình ảnh chụp mạch não số hóa. Đánh giá kết quả điều trị bằng thang điểm Rankin sửa đổi (mRS). Xác định mối liên quan giữa kết quả điều trị với điểm ASPECTS và mức độ tuần hoàn bàng hệ mạch máu não. Kết quả: Tuổi trung bình là: 64,67 ± 12,63 tuổi. Có 44 bệnh nhân (42,7%) tắc động mạch cảnh trong, 59 bệnh nhân (57,4%) tắc động mạch não giữa. Điểm ASPECTS trung bình 7,88 ± 1,76, tỷ lệ phân bố: ASPECTS < 7 (21,4%), ³ 7 (78,6%). Mức độ tuần hoàn bàng hệ trên hình ảnh cắt lớp vi tính mạch não phân bố: Tốt (9,7%), trung bình (39,8%), kém (50,5%). Tỷ lệ mức độ tuần hoàn bàng hệ trên hình ảnh chụp mạch não số hóa: Tốt (20,7%), trung bình (41,3%), kém (38%). Kết quả điều trị sau 3 tháng: Tốt (mRS 0 - 2): 62,2%, tử vong (mRS 6): 15,5%. Đối tượng có điểm ASPECTS dưới 7 có tỷ lệ tử vong cao hơn  điểm từ 7 trở lên (p<0,05). Mức độ tuần hoàn bàng hệ trên cắt lớp vi tính mạch não có liên quan đến tỷ lệ hồi phục thần kinh tốt sau 3 tháng và tỷ lệ tái thông vô nghĩa (p<0,05). Kết luận: Điểm ASPECTS thấp có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao, mức độ tuần hoàn bàng hệ trên cắt lớp vi tính mạch não có liên quan đến tỷ lệ phục hồi thần kinh tốt và tỷ lệ tái thông vô nghĩa sau 3 tháng.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trương Lê Tuấn Anh (2016) Điều trị can thiệp đường động mạch trên bệnh nhân thiếu máu não cục bộ cấp. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Hoàng Ngọc, Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Văn Phương (2017) Kết quả điều trị lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học ở 138 bệnh nhân thiếu máu não cấp do tắc nhánh lớn động mạch nội sọ. Tạp chí Nghiên cứu Y Dược lâm sàng 108, tập 12, số đặc biệt 10/2017, tr. 66-71.
3. Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Hoàng Ngọc, Lê Văn Trường (2016) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học ở bệnh nhân tắc cấp tính nhánh lớn động mạch trong sọ. Tạp chí Nghiên cứu Y Dược lâm sàng 108.
4. Barber PA, Demchuk AM, Zhang J et al (2000) Validity and reliability of a quantitative computed tomography score in predicting outcome of hyperacute stroke before thrombolytic therapy. ASPECTS study group. Alberta stroke programme early CT score. Lancet 355(9216): 1670-1674.
5. Berkhemer OA, Jansen IG, Beumer D et al (2016) Collateral status on baseline computed tomographic angiography and intra-arterial treatment effect in patients with proximal anterior circulation stroke. Stroke 47(3): 768-776.
6. Goyal M, Menon BK, Zwam WH et al (2016) Endovascular thrombectomy after large-vessel ischaemic stroke: A meta-analysis of individual patient data from five randomised trials. Lancet. 387(10029): 1723-1731.
7. Jansen IG, Berkhemer OA, Yoo AJ et al (2016) Comparison of CTA- and DSA-Based collateral flow assessment in patients with anterior circulation stroke. AJNR Am J Neuroradiol.
8. Nie X, Pu Y, Zhang Z et al (2018) Futile Recanalization after indovascular therapy in acute ischemic stroke. Biomed Res Int. 5879548.
9. Powers WJ, Derdeyn CP, Biller J et al (2015) American Heart Association/American Stroke Association focused update of the 2013 guidelines for the early management of patients with acute ischemic stroke regarding endovascular treatment: A guideline for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke 46(10): 3020-3035.
10. Yoon W, Kim SK, Park MS et al (2017) Predictive factors for good outcome and mortality after stent-retriever thrombectomy in patients with acute anterior circulation stroke. J Stroke 19(1): 97-103.