Khảo sát tình trạng đục bao sau thứ phát và các yếu tố đặc điểm thể thủy tinh nhân tạo liên quan tới đục bao sau thứ phát

  • Bùi Thị Vân Anh Bệnh viện Mắt Trung ương

Main Article Content

Keywords

Đục bao sau thứ phát, thủy tinh thể nhân tạo chất liệu acrylic hydrophobic, hydrophilic

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm của đục bao sau thứ phát sau phẫu thuật Phaco và các yếu tố đặc điểm thể thủy tinh nhân tạo liên quan tới đục bao sau thứ phát. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, lấy mẫu toàn bộ trên những mắt đã được 1 phẫu thuật viên mổ thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco đặt thủy tinh thể nhân tạo hậu phòng tại Khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt Trung ương tính từ thời điểm ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012. Danh sách bệnh nhân được thu thập theo phần mềm quản lý bệnh viện, thu thập các số liệu đặc điểm thủy tinh thể nhân tạo theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân được gọi đến khám thị lực, tình trạng đục bao sau thủy tinh thể. Kết quả: 206 mắt bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu có tỷ lệ 32,5% có đục bao sau thứ phát với 53,7% đục dạng xơ, 22,4% dạng hỗn hợp và 23,9% dạng hạt Elschnig. Thủy tinh thể nhân tạo có mặt sau lồi hơn có tỷ lệ đục bao sau là 11,1% thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm mắt sử dụng thủy tinh thể nhân tạo hai mặt lồi đều nhau là 35,8% với p<0,05. Tỷ lệ đục bao sau của nhóm mắt đặt thủy tinh thể nhân tạo chất liệu acrylic hydrophobic của chúng tôi là 28,9% thấp hơn so với 36,8% của nhóm mắt đặt thủy tinh thể nhân tạo chất liệu acrylic hydrophilic. Kết luận: Đục bao sau thứ phát xảy ra với tỷ lệ cao sau phẫu thuật, đa số là dạng xơ, thủy tinh thể nhân tạo lồi mặt sau và chất liện acrylic hydrophobic có khả năng làm giảm tình trạng đục bao sau thứ phát.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Kim Thanh (2004) Nghiên cứu đục bao sau thể thủy tinh thứ phát sau phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo và biện pháp xử lý. Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Downing JE (1990) Biconvex intraocular lens and Nd:YAG capsulotomy: Experimental comparison of surface damage with different polymethyl methacrylate formulations. J. Cataract Referact Surg 16: 752-736.
3. Sterling S (1986) Effect of intraocular lens convexity on posterior capsule opacification 5 years after extracapsular cataract extraction. J. Cataract Referact Surgery 25(2): 246-250.
4. Suresh PS, Jone NP (2001) Phacoemulsification with intraocular lens implantation in patients with uveitis. Eye (Lond) 15 (5): 621-628.
5. Vock L, Georgopoulos M et al (2007) Effect of the hydrophylicity of acrylic intraocular lens material and haptic angulation on anterior capsule opacification. Br. J. Ophthalmol 91: 476-480.