Hiệu quả và tính an toàn của antithymocyte globulin (ATG) sử dụng dẫn nhập ở bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Trần Hồng Nghị Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thu Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Việt Khoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Quân Vũ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hồ Trung Hiếu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ghép thận, ức chế miễn dịch, antithymocyte globulin (ATG)

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét hiệu quả và độ an toàn của điều trị dẫn nhập bằng antithymocyte globulin trong khi ghép thận để giảm tỷ lệ thải ghép cấp tính và ngăn ngừa chức năng thận ghép chậm hồi phục tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 8 người nhận thận của người chết não hiến tạng hoặc người hiến thận sống đã được điều trị dẫn nhập antithymocyte globulin thỏ (ATG) từ tháng 01/2018 đến tháng 10/2019. Chỉ định và phác đồ ATG theo khuyến cáo của Hiệp hội Ghép tạng Bắc Mỹ. Liều dùng là 1mg/kg, thời gian dùng 5 ngày liên tiếp từ ngày ghép. Thuốc ức chế miễn dịch dự phòng: Prograf + cellcept + prednisolon. Đặc điểm lâm sàng, hiệu quả và an toàn của ATG, chức năng thận ghép, các biến chứng được đánh giá sau ghép cho đến thời điểm hiện tại (tháng 10/2019). Kết quả: 8 người được ghép thận (6 từ người cho sống, 2 từ người cho chết não) được điều trị dẫn nhập bằng ATG. Tuổi trung bình là 42,9 ± 8,6 tuổi (Nam/nữ: 7/1). 6 bệnh nhân lọc máu, 1 bệnh nhân lọc màng bụng, một bệnh nhân suy thận mạn chưa lọc máu. Thời gian lọc máu trung bình là 28,3 (2 - 120) tháng. Nguyên nhân suy thận do viêm cầu thận mạn (VCTM) chiếm 7/8 (87,5%), viêm khe thận mạn 1/8 (12,5%). Khác nhóm máu: 4/8 cặp (50%), 5 - 6 kháng nguyên HLA không tương hợp 4/8 (50%). Thời gian theo dõi trung bình 16,6 (1,6 - 25,5) tháng. Không có bệnh nhân nào bị thải ghép cấp, chức năng thận ghép ổn định 8/8 (100%) cho đến nay. 1 bệnh nhân có biến chứng nhiễm khuẩn huyết do E. coli và viêm phổi đã điều trị ổn định. Các biến chứng khác nhẹ và tự phục hồi. Kết luận: Sau khi xem xét các hạn chế của thiết kế nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng nhóm bệnh nhân được điều trị dẫn nhập với antithymocyte globulin (ATG) thỏ ở bệnh nhân ghép thận có tính an toàn và hiệu quả trong dự phòng thải ghép thận cấp và chậm phục hồi chức năng thận ghép. Biến chứng nhiễm khuẩn chỉ gặp ở 1 bệnh nhân, hồi phục sau điều trị kháng sinh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Gia Khánh, Trần Đình Long, Trần Ngọc Sinh, Bùi Đức Phú và cộng sự (2017) Thải ghép cấp, hướng dẫn ghép thận Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 125-129.
2. Lê Nguyên Vũ, Hoàng Long, Nguyễn Tiến Quyết (2013) Đánh giá qui trình và kết quả ghép thận từ người cho chết não tại Bệnh viện Việt Đức. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 83(3), tr. 80-87.
3. Federico C, Fernando M, Marta P, Javier R (2013) Clinical experience with thymoglobulin and antithymocyte globulin-fresenius as induction therapy in renal transplant patients: A retrospective study. Exp Clin Transplant. 11(5): 418-422.
4. Brennan DC, Daller JA, Lake KD, Cibrik D, Del Castillo D (2006) Thymoglobulin induction study group. Rabbit antithymocyte globulin versus basiliximab in renal transplantation. N Engl J Med 355(19): 1967-1977.
5. Gavela Martínez E, Sancho Calabuig A, Escudero Quesada V et al (2008) Induction treatment with low-dose thymoglobulin or basiliximab inrenal transplants from older donors. Transplant Proc 40(9): 2900-2902.
6. Gaber AO, Matas AJ, Henry ML et al (2012) Antithymocyte globulin induction in living donor renal transplant recipients: Final report of the TAILOR registry. Transplantation 94(4): 331-337.
7. Gurk-Turner C, Airee R, Philosophe B, Kukuruga D, Drachenberg C, Haririan A (2008) Thymoglobulin dose optimization for induction therapy in high risk kidney transplant recipients. Transplantation 85(10): 1425-1430.
8. Urbanova M, Brabcova I, Girmanova E, Zelezny F, Viklicky O (2012) Differential regulation of the nuclear factor-κB pathway by rabbit antithymocyte globulins in kidney transplantation. Transplantation 93(6): 589-596.
9. Goggins WC, Pascual MA, Powelson JA et al (2003) A prospective, randomized, clinical trial of intraoperative versus postoperative thymoglobulin in adult cadaveric renal transplant recipients. Transplantation 76(5): 798-802.
10. Peddi VR, Bryant M, Roy-Chaudhury P, Woodle ES, First MR (2002) Safety, efficacy, and cost analysis of thymoglobulin induction therapy with intermittent dosing based on CD3+ lymphocyte counts in kidney and kidney pancreas transplant recipients. Transplantation 73(9): 1514-1518.
11. Hardinger KL (2006) Rabbit antithymocyte globulin induction therapy in adult renal transplantation. Pharmacotherapy 26(12): 1771-1783.