Tái nhiễm và tái phát vi khuẩn H. pylori ở bệnh nhân loét tá tràng sau điều trị tiệt trừ thành công tại Bệnh viện E Trung ương

  • Đỗ Nguyệt Ánh Bệnh viện E Hà Nội
  • Nguyễn Thúy Vinh Bệnh viện E Hà Nội
  • Nguyễn Thị Hồng Hạnh Viện Công nghệ Sinh học
  • Nguyễn Thị Diệu Thúy Viện Công nghệ Sinh học

Main Article Content

Keywords

H. pylori, tái phát, tái nhiễm, loét hành tá tràng

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân biệt tái phát (recrudescence) hay tái nhiễm (reinfection) H. pylori sau điều trị tiệt trừ ở bệnh nhân loét tá tràng. Đối tượng và phương pháp: 303 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 110 bệnh nhân được điều trị tiệt trừ H. pylori thành công bằng phác đồ EAC. Sau 6 tháng theo dõi, có 52 bệnh nhân đã tiệt trừ thành công H. pylori đến tái khám trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 31 tháng. Bệnh nhân theo dõi được nội soi dạ dày tá tràng, làm xét nghiệm tìm H. pylori gồm test urease nhanh, mô bệnh học. Ở các bệnh nhân đã tiệt trừ thành công H. pylori nhiễm lại H. pylori, các chủng vi khuẩn nhiễm ban đầu (trước điều trị) và các chủng nhiễm lại sau điều trị sẽ được so sánh phân biệt bằng phương pháp phân tích PCR-RFLP gene UreC của vi khuẩn H. pylori. Kết quả: 52 bệnh nhân sau tiệt trừ thành công H. pylori (H. pylori âm tính sau điều trị) được theo dõi từ 6 tháng đến 31 tháng thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở lần soi thứ 3 là 38,5%. Tỷ lệ tái phát H. pylori là 27,8% và tái nhiễm là 72,2%. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm lại H. pylori sau tiệt trừ thành công cao hơn các nghiên cứu đã công bố. Tỷ lệ bệnh nhân bị tái nhiễm cao hơn tái phát. Từ kết quả này cho thấy để giảm tỷ lệ nhiễm lại H. pylori, bên cạnh lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả thì việc kiểm soát nguồn lây vi khuẩn này cũng rất quan trọng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Ramy Aziz K et al (2015) Contaminated water as a source of Helicobacter pylori infection: A review. J Adv Res 6(4): 539-547.
2. Gisbert JP (2005) The recurrence of Helicobacter pylori infection: Incidence and variables influencing it. A critical review. Am J Gastroenterol 100: 2083-2099.
3. Hildebrand P, Rossi L, Bardhan P et al (2001) Recrudescence and reinfection with Helicobacter pylori after eradication therapy in Bangladeshi adults. Gastroenterology 121(4): 792-798.
4. Hyun JJ, Kim SY, Jung SW, Koo JS, Yim HJ, Lee SW (2014) Helicobacter pylori recurrence after first- and second-line eradication therapy in Korea: The problem of recrudescence or reinfection. Helicobacter 19(3): 202-206.
5. Tadayoshi O, Ryugo S, Kazunari M, Hajime M, Masaru N, Jiro K, Masaaki K and Toshio Fu (2003) Is the recurrence of Helicobacter pylori infection after eradication therapy resultant from recrudescence or reinfection, in Japan. Helicobacter 8: 186-191.
6. Wheeldon T U, Hoang TT, Phung DC, Bjorkman A, Granstrom M, Sorberg M (2005) Long-term follow-up of Helicobacter pylori eradication therapy in Vietnam: Reinfection and clinical outcome. Aliment Pharmacol Ther 21(8): 1047-1053.
7. Rollan A, Fuster F, Giancaspero R et al (2000) The long-term reinfection rate and the course of duodenal ulcer disease after eradication of Helicobacter pylori in a developing country. Am J Gastroenterol 95(1): 50-56.
8. Bell GD, Powell KU (1996) Helicobacter pylori reinfection after apparent eradication the Ipswich experience. Scand J Gastroenterol 215: 96-104.
9. Ryu KH, Yi SY, Na YJ, Baik SJ, Yoon SJ, Jung HS, Song HJ (2010) Reinfection rate and endoscopic changes after successful eradication of Helicobacter pylori. World J Gastroenterol 16(2): 251-255.
10. Jorgensen M, Daskalopoulos G, Warburton V, Mitchell HM, Hazell SL (1996) Multiple strain colonization and metronidazole resistance in Helicobacter pylori-infected patients: Identification from sequential and multiple biopsy specimens. J Infect Dis 174(3): 631-635.