Nghiên cứu chỉ số sức cản và điện kháng đường thở đo bằng kỹ thuật dao động cưỡng bức ở người Việt Nam bình thường trên 40 tuổi

  • Nguyễn Phương Đông Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lưu Văn Hậu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Xuân Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Sức cản, điện kháng đường thở, người bình thường

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị sức cản đường thở, điện kháng đường thở và mối liên quan tới một số chỉ số chức năng thông khí phổi ở người Việt Nam bình thường trên 40 tuổi. Đối tượng và phương pháp: 200 người bình thường trên 40 tuổi không mắc các bệnh phổi vào kiểm tra sức khỏe định kỳ được đo sức cản đường thở (Rrs), điện kháng đường thở (Xrs) và chức năng thông khí phổi trên cùng một máy MostGraph-02 (Chest M.I., Co. Ltd., Tokyo, Nhật Bản). Kết quả: Các chỉ số thông khí phổi: FVC: 3,02 ± 0,61L, FEV1: 2,33 ± 0,61L, FEV1%: 97,0 ± 12,3%, FEV1/FVC: 107,4 ± 10,51%, PEF: 93,58 ± 13,22%, FEF 25-75%: 86,47 ± 18,26%. Sức cản đường thở Rrs5 là 0,301 ± 0,051kPa/L/s và Rrs20 là 0,256 ± 0,014kPa/L/s cmH2O/l/s, điện kháng đường thở Xrs5 là: -0,094 ± 0,041kPa/L/s. Kết luận: Ở người bình thường sức cản đường thở Rrs5 là 0,301 ± 0,051kPa/L/s và Rrs20 là 0,256 ± 0,014kPa/L/s, điện kháng Xrs5 là: -0,0945 ± 0,041kPa/L/s. Sức cản và điện kháng đường thở không có mối tương quan với các chỉ số chức năng thông khí phổi: FEV1%, FEV1/FVC, FEF 25-75% và PEF.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Na (2012) Nghiên cứu mối liên quan giữa lực cản đường thở với độ nặng và mức độ kiểm soát hen phế quản tại Khoa Nhi - Bệnh viện Saint Paut Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Trường Đại Học Y Hà Nội.
2. Ana Maria GT, Di Mango, Agnaldo JL, Jose´ MJ, Pedro LM (2006) Changes in respiratory mechanics with increasing degrees of airway obstruction in COPD: Detection by forced oscillation technique. Respir Med 100: 399-410.
3. Guo YF, Hermann F, Michel JP (2005) Normal value for respiratory resistance using Forced Oscillation in subjects > 65 year old. Eur Respir J: 602-608.
4. Huges MBJ, Pride NB (2000) Forced oscillation technique to measure total respiratory resistance in Lung function test physiological principles and clinical applications. Respiratory medicine: 34-43.
5. Landser FJ, Cle´ment J, Woestijne KP (1982) Normal values of total respiratory resistance and reactance determined by forced oscillations: influence of smoking. Chest 81: 586-591.
6. Mori K, Shirai T, Mikamo M et al (2011) Colored 3-dimensional analyses of respiratory resistance and reactance in COPD and asthma. COPD 8: 456-463.
7. Pasker HG, Schepers R, Clément J, Van de Woestijne KP (1996) Total respiratory impedance measured by means of the forced oscillation technique in subjects with and without respiratory complaints. Eur Respir J 9: 131-139.