Kết quả phẫu thuật nội soi một lỗ qua ổ bụng đặt mảnh ghép ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Hoàng Thị Kim Thái Bệnh viện Quân y 91
  • Vũ Văn Đại Bệnh viện Quân y 91

Main Article Content

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi một lỗ qua ổ bụng đặt mảnh ghép ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu 91 bệnh nhân với 97 lỗ thoát vị được phẫu thuật nội soi một lỗ qua ổ bụng đặt mảnh ghép ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 7/2011 đến hết tháng 7/2015.      Kết quả: 100% bệnh nhân nam; tuổi trung bình 53,24 ± 17,44 tuổi; có 6 trường hợp thoát vị bẹn hai bên (6,6%) và 11,0% thoát vị bẹn tái phát. Thời gian mổ trung bình 45,88 ± 16,46 phút; thời gian đau sau mổ trung bình 2,55 ± 1,14 ngày, thời gian nằm viện sau mổ 6,76 ± 2,57 ngày. Kết quả sớm: Tốt 91,2%; tỷ lệ biến chứng sớm là 8,8%; không có tử vong. Theo dõi xa trung bình 32,6 ± 15,4 tháng được 87 bệnh nhân (95,6%), kết quả tốt 93,1%; có 5,75% biến chứng xa; 1 trường hợp tái phát (1,15%). Kết luận: Phẫu thuật nội soi một lỗ qua ổ bụng đặt mảnh ghép ngoài phúc mạc là phương phương pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị thoát vị bẹn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Triệu Triều Dương, Phạm Văn Thương (2013) Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật nội soi Single porte xuyên thành bụng đặt lưới prolen ngoài phúc mạc tại Khoa B15 Bệnh viện TWQĐ 108. Tạp chí Y học Thực hành, 864(3), tr. 143-145.
2. Buckley FP 3rd, Vassaur H et al (2014) Comparison of outcomes for single-incision laparoscopic inguinal herniorrhaphy and traditional three-port laparoscopic herniorrhaphy at a single institution. Surg Endosc 28(1): 30-35.
3. Chan YW, Hollinsky C (2015) Needlescopic Surgery Versus Single-port Laparoscopy for Inguinal Hernia. JSLS 19(3): p. pii: e2015.00056.
4. Ece I, Yilmaz H, Yormaz S, Sahin M (2017) Clinical outcomes of single incision laparoscopic surgery and conventional laparoscopic transabdominal preperitoneal inguinal hernia repair. J Minim Access Surg 13(1): 37-41.
5. Hany EB (2017) Single port versus multiport laparoscopic trans abdominal preperitoneal hernia repair. Life Sci J 14(1): 25-31.
6. Sato H, Shimada M, Kurita N et al (2012) The safety and usefulness of the single incision, transabdominal pre-peritoneal (TAPP) laparoscopic technique for inguinal hernia. J Med Invest 59(3-4): 235-240.
7. Sinha R, Malhotra V, Sikarwar P (2015) Single incision laparoscopic TAPP with standard laparoscopic instruments and suturing of flaps: A continuing study. J Minim Access Surg 11(2): 134-138.
8. Tanoue K, Okino H, Kanazawa M, Ueno K (2016) Single-incision laparoscopic transabdominal preperitoneal mesh hernioplasty: Results in 182 Japanese patients. Hernia 20(6): 797-803.
9. Tran H, Turingan I, Tran K et al (2014) Potential benefits of single-port compared to multiport laparoscopic inguinal herniorraphy: A prospective randomized controlled study. Hernia 18(5): 731-744.
10. Yilmaz H, Alptekin H (2013) Single-incision laparoscopic transabdominal preperitoneal herniorrhaphy for bilateral inguinal hernias using conventional instruments. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech 23(3): 320-323.