Nhiễm khuẩn bệnh viện trên bệnh nhân hội chứng Stevens - Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc điều trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh

  • Nguyễn Trọng Hào
  • Lê Thị Thanh Trúc

Main Article Content

Keywords

Hội chứng Stevens- Johnson, hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc, nhiễm khuẩn, đề kháng kháng sinh

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn và tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn trên bệnh nhân hội chứng Stevens - Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc (SJS/TEN) nhập viện. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 51 bệnh nhân SJS/TEN nhập Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15/5/2018 đến ngày 15/10/2019. Bệnh nhân được cấy thương tổn da, máu và làm kháng sinh đồ khi nhập viện, khi nhiễm khuẩn bệnh viện. Kết quả: Bệnh nhân nam 58,8%, và tuổi 45,8 ± 18,4 năm. SJS 33,3%; SJS/TEN 49%; TEN 17,6% và 49% có nhiễm khuẩn da khi nhập viện. Cấy thương tổn da 32 bệnh nhân khi nhập viện: Nhiễm 1 vi khuẩn 40,6%, 2 vi khuẩn (12,5%), trong đó tụ cầu vàng kháng methicillin (33,3%), Staphylococcus epidermidis kháng methicillin (23,8%), P. aeruginosa (14,3%) gặp nhiều. 2/29 bệnh nhân cấy máu (+). 100% tụ cầu vàng kháng methicillin kháng penicilline, cefoxitin; 85,7% kháng clindamycin, gentamycine. Staphylococcus epidermidis kháng methicillin kháng 100% với penicilline, cefoxitin, 80% kháng erythromycin, tetracycline. 2/3 bệnh nhân nhiễm P. aeruginosa kháng gentamycine. Không có nhiễm khuẩn bệnh viện, bệnh nhân nằm viện 10,1 ± 4,4 ngày. Kết luận: Nên cấy thương tổn da và làm kháng sinh đồ trên bệnh nhân SJS/TEN nhập viện. Tụ cầu vàng kháng methicillin, Staphylococcus epidermidis kháng methicillin và P. aeruginosa gặp nhiều và khi dùng kháng sinh ban đầu chú ý tình trạng đề kháng kháng sinh.


Từ khóa: Hội chứng Stevens- Johnson, hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc, nhiễm khuẩn, đề kháng kháng sinh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh (2019) Hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, Nhà xuất bản Y học, chương 2, tr. 91-100.
2. Nguyễn Thị Diệu My (2012) Tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện trên bệnh nhân có tổn thương da hở tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011-2012. Luận văn chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
3. CDC/NHSN (2013) Surveillance Definition of Healthcare-Associated Infection and Criteria for Specific Types of Infections in the Acute Care Setting.
4. Diao M, Thapa C, Ran X, Ran Y, Lv X (2018) A retrospective analysis of infections and antibiotic treatment in patients with Stevens-Johnson syndrome and toxic epidermal necrolysis. J Dermatolog Treat 10: 1-19.
5. Joong Shik Eom and Woo Joo Kim (2001) Antibiotic Treatment of Methicillin-Resistant Staphylococcus epidermidis (MRSE) Infection. Journal of the Korean Medical Association 44(11): 1232.
6. Nicolas de Prost, Ingen-Housz-Oro S et al (2010) Bacteremia in Stevens-Johnson syndrome and toxic epidermal necrolysis: Epidemiology, risk factors, and predictive value of skin cultures. Medicine 89(1): 28-36.