Đánh giá kết quả ứng dụng vạt cánh tay ngoài trong điều trị khuyết hổng phần mềm vùng cổ tay và bàn tay

  • Vũ Minh Hiệp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
  • Lê Văn Đoàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Thái Hưng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Phú Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Hữu Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Vạt cánh tay ngoài tự do, khuyết hổng phần mềm, cẳng tay và bàn tay

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sử dụng vạt cánh tay ngoài và cánh tay ngoài mở rộng dưới dạng tự do, để điều trị khuyết hổng phần mềm vùng cổ tay và bàn tay. Đối tượng và phương pháp: 46 vạt của 45 bệnh nhân có khuyết hổng phần mềm ở cổ tay và bàn tay được tạo hình bằng vạt cánh tay ngoài tự do. Kết quả được đánh giá dựa vào: Sự sống của vạt, tình hình liền sẹo, chức năng và thẩm mỹ nơi lấy và nhận vạt, khả năng mở rộng của vạt và sự phục hồi cảm giác. Kết quả: Vạt lớn nhất là 16cm × 10cm, nhỏ nhất là 7cm × 5cm. 32 vạt mở rộng xuống dưới lồi cầu ngoài dài nhất 10cm, ngắn nhất 3cm (trung bình 7,13 ± 1,99cm). Tỷ lệ sống của vạt là 45/46. 1 trường hợp thất bại do tắc mạch, được tạo hình lần thứ hai thành công bằng vạt đùi trước ngoài. Các tổn thương đều ổn định. Ở 26 vạt có nối thần kinh cảm giác để tạo hình vùng gan cổ - bàn tay, cảm giác đều phục hồi, 20 bệnh nhân đạt mức S3+, 6 bệnh nhân đạt mức S3 ở thời điểm 24 tháng sau phẫu thuật. Đa số bệnh nhân hài lòng với kết quả phẫu thuật về thẩm mỹ và chức năng ở nơi được tạo hình và nơi cho vạt. Kết luận: Vạt cánh tay ngoài tự do là một lựa chọn tốt để phục hồi các khuyết hổng ở cổ tay và bàn tay, có thể lấy vạt mở rộng xuống dưới lồi cầu ngoài 7,13cm mà vẫn an toàn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Song R, Song Y, Yu Y, Song Y (1982) The upper arm free flap. Clin Plast Surg 9(1): 27-35.
2. Katsaros J, Schusterman M, Beptu M et al (1984) The lateral upper arm flap: Anatomy and clinical applications. Ann Plast Surg 12(6): 489-500.
3. Katsaros J, Tan E, Zoltie N et al (1991) Futher experience with the lateral arm free flap. Plast Reconstr Surg 87(5): 902-910.
4. Oberlin C, Alnot JY, Duparc J (1988) La couverture par lambeu des pertes de substance cutanes de la jambe et du pied. Rev Chir Ortho 74 : 526-538.
5. Stober VR (1996) Experiences with the lateral upper arm flap. Handchir Mikrochir Plast 28(1): 22-27.
6. Akinci M, Ay S, Kamiloglu S et al (2005) Lateral arm free flaps in the defects of the upper extrmity-a review of 72 cases. Hand Surg 10(2): 177-185.
7. Sauerbier M, Giessler GA, Germann GA et al (2012) The free lateral arm flap a reliable option for recontruction of forearm and hand. Hand 7: 163-171.
8. Goncalves RR, Cho AB, Souza FI et al (2010) A clinical study of the extended lateral arm flap. Actaortop Bras 18(6): 331-334.
9. Chen Y, Yang XD, LI W et al (2013) The exteneded free lateral arm flap for buccal soft tissue reconstruction after buccal cancer. Zonghua Zheng Xing Wai Ke Za Zhi 29(1): 22-25.