Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm và lo âu ở nhân viên điều dưỡng khối nội tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Bạch Ngọc Trường Đại học Thăng Long
  • Vũ Mai Lan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Kim Phụng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Nhiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Ngọc Huệ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Kim Ngọc Trường Đại học Thăng Long
  • Bùi Thị Huệ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Sức khoẻ tinh thần, stress, trầm cảm, lo âu, điều dưỡng viên

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng stress, trầm cảm, lo âu và phân tích một số yếu tố liên quan tới stress ở các điều dưỡng viên khối nội tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2019. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích đã được thực hiện ở 347 điều dưỡng, tuổi 22 - 53, đang làm việc tại các khoa nội. Thang đánh giá trầm cảm, lo âu và stress DASS 21, bảng hỏi stress công việc và bảng hỏi bán cấu trúc được sử dụng làm công cụ phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu. Kết quả: Điều dưỡng tuổi 31 - 50 chiếm phần lớn (62,6%), nam 33,1%, nữ 66,9%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị stress, trầm cảm và lo âu tương ứng là 19,6%, 24,5% và 43,2%, trong đó, đối tượng bị stress, trầm cảm và lo âu ở mức nặng và rất nặng tương ứng là 4,4%, 2,9% và 11%. Phân tích hồi quy logistic đa biến đã tìm thấy một số yếu tố liên quan đến stress của các đối tượng nghiên cứu gồm đối mặt với cái chết của người bệnh (p<0,05), bạo lực bệnh viện (p<0,001), stress công việc (p<0,001), mức độ lắng nghe của cấp trên (p<0,01). Kết luận: Tình trạng stress, trầm cảm và lo âu ở các điều dưỡng viên là đáng lo ngại. Cần có các biện pháp can thiệp tác động vào các yếu tố liên quan tới stress để sớm cải thiện sức khoẻ tinh thần cho các đối tượng này.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015) Chiến lược quốc gia về sức khỏe tâm thần giai đoạn 2016-2025 và tầm nhìn đến 2030.
2. http://www.cpv.org.vn/phat-huy-thanh-tuu-y-te-trong-cham-soc-suc-khoe-nhan-dan/tin-tuc/chien-luoc-quoc-gia-ve-suc-khoe-tam-than-giai-doan-2016-2025-359790.html.
2. Lương Quốc Hùng (2018) Stress nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan ở nhân viên điều dưỡng Bệnh viện E, năm 2018. Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Thăng Long.
3. Mai Hòa Nhung (2014) Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở điều dưỡng viên lâm sàng tại Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương năm 2014. Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
4. Ngô Thị Kiều My (2014) Đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng và hộ sinh khối lâm sàng, Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng năm 2014. Luận văn thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
5. Trần Thị Thúy (2011) Đánh giá trạng thái stress của cán bộ y tế khối lâm sàng, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2011. Luận văn Thạc sỹ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
6. Vũ Bá Quỳnh (2018) Stress nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của nhân viên điều dưỡng khối ngoại, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, năm 2018. Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Thăng Long.
7. Inoue A, Kawakami N et al (2014) Development of a short questionnaire to measure an extended set of job demands, job resources, and positive health outcomes: The new brief job stress questionnaire. Ind Health 52(3): 175-189.
8. Asad Zandi M et al (2011) Frequency of depression, anxiety and stress in military Nurses. Iranian Journal of Military Medicine 13(2): 103-108.
9. Tomoyuki K, Toshiaki O (2011) Relationship between job stress, occupational position and job satisfaction using a brief job stress questionnaire (BJSQ). Journal: Work 40(4): 393-399. DOI: 10.3233/ WOR-2011-1251.
10. Kumi Hirokawa, TetsuyaOhira et al (2016) Occupational status and job stress in relation to cardiovascular stress reactivity in Japanese workers. https://doi.org/10.1016/j.pmedr.2016.05.010.
11. Mental Health. Hannah Ritchie and Max Roser. https://ourworldindata.org/mental-health.
12. Refai Yassen Al Hussein et al (2006) Point prevalence of depression, anxiety and stress among nurses and para-medical staff in teaching hospitals in Mosul. https://www.iasj.net/iasj?func= fulltext&aId=30349.
13. The Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME): Global Burden of Diseases. http://www.healthdata.org/data-visualization/ gbd-compare.