Giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá giai đoạn T các khối ung thư trực tràng

  • Phùng Anh Tuấn Bệnh viện Quân y 103
  • Hoàng Xuân Thủy Bệnh viện Đa khoa Phố Nối

Main Article Content

Keywords

Cộng hưởng từ, ung thư trực tràng, độ chính xác, xâm lấn, giai đoạn

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Xác định giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá tình trạng xâm lấn tại chỗ của các khối ung thư trực tràng. Đối tượng và phương pháp: 50 bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ ung thư trực tràng tại Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Việt Đức từ tháng 3/2018 đến tháng 2/2019. So sánh giai đoạn T trên phim cộng hưởng từ với đánh giá giai đoạn T sau mổ dựa trên bảng 2 × 2 và hệ số Kappa. So sánh kích thước khối u trên cộng hưởng từ và sau phẫu thuật bằng Intraclass Correlation (ICC). Kết quả: Phù hợp tốt kích thước khối u đo trên cộng hưởng từ và sau phẫu thuật, ICC = 0,785. Phù hợp tốt giữa đánh giá giai đoạn ung thư trưc tràng trên cộng hưởng từ và đánh giá sau phẫu thuật, K = 0,731. Độ chính xác chung của cộng hưởng từ trong đánh giá giai đoạn T là 84%. Đối với T1, 2 cộng hưởng từ có Se 58,3%, Sp 97,4%. Đối với T3 cộng hưởng từ có Se 96%, Sp 72%. Đối với T4 cộng hưởng từ có Se 84,6%, Sp 100%. Kết luận: Cộng hưởng từ có độ chính xác cao trong đánh giá giai đoạn T các khối ung thư trực tràng.


Từ khóa: Cộng hưởng từ, ung thư trực tràng, độ chính xác, xâm lấn, giai đoạn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Glynne-Jones R, Wyrwicz L, Tiret E et al (2017) Rectal cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Annals of oncology: Official journal of the European Society for Medical Oncology / ESMO 28(4): 22-40.
2. Beets-Tan RG, Lambregts DM, Maas M et al (2018) Magnetic resonance imaging for clinical management of rectal cancer: Updated recommendations from the 2016 european society of gastrointestinal and abdominal radiology (ESGAR) consensus meeting. Eur Radiol 28(4): 1465-1475.
3. Iannicelli E, Di Renzo S, Ferri M et al (2014) Accuracy of high-resolution MRI with lumen distention in rectal cancer staging and circumferential margin involvement prediction. Korean J Radiol 15(1): 37-44.
4. Taylor FG, Swift RI, Blomqvist L et al (2008) A systematic approach to the interpretation of preoperative staging MRI for rectal cancer. American journal of roentgenology 191(6): 1827-1835.
5. Group MS (2006) Diagnostic accuracy of preoperative magnetic resonance imaging in predicting curative resection of rectal cancer: prospective observational study. Bmj 333(7572): 779.
6. Bibbins-Domingo K, Grossman DC, Curry SJ et al (2016) Screening for colorectal cancer: US preventive services task force recommendation statement. Jama 315(23): 2564-2575.
7. Sheng-Xiang Rao, Meng-Su Zeng, Jian-Ming Xu et al (2007) Assessment of T staging and mesorectal fascia status using high-resolution MRI in rectal cancer with rectal distention. World journal of gastroenterology 13(30): 4141-4146.
8. Beets-Tan RG, Beets GL, Vliegen RFA et al (2001) Accuracy of magnetic resonance imaging in prediction of tumour-free resection margin in rectal cancer surgery. The Lancet 357(9255): 497-504.
9. Gollub MJ, Maas M, Weiser M et al (2013) Recognition of the anterior peritoneal reflection at rectal MRI. American journal of roentgenology. 200(1): 97-101.