Nghiên cứu điều trị chấn thương gan tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc

  • Phạm Tiến Biên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên
  • Nguyễn Hoàng Diệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình
  • Trịnh Hồng Sơn Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Main Article Content

Keywords

Chấn thương gan, điều trị

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá tình hình điều trị chấn thương gan tại các bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu mô tả tất cả những trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương gan tại các bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc, trong thời gian từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2013. Kết quả: Có 124 bệnh nhân, chủ yếu là nam (78%). Tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây ra chấn thương gan (61,2%). Chỉ định điều trị bảo tồn 50% trong đó có 16 bệnh nhân chuyển mổ (12,9%). Kỹ thuật chủ yếu được sử dụng trong phẫu thuật là khâu gan (93,6%). Tỷ lệ biến chứng sau mổ gặp 33,3%. Kết luận: Điều trị chấn thương gan tại các tỉnh miền núi phía Bắc đạt kết quả tốt, tỷ lệ điều trị bảo tồn cao, biến chứng sau mổ giảm.


Từ khóa: Chấn thương gan, điều trị.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Sơn và Đặng Minh Kim (2018) Kết quả điều trị phẫu thuật vỡ gan do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Ngoại khoa Việt Nam, 68(1), tr. 49-53.
2. Nguyễn Tiến Quyết (2007) Chấn thương gan - Các yếu tố quyết định thái độ điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ngoại khoa, tr. 34-43.
3. Trịnh Hồng Sơn (2012) Nghiên cứu tình hình chẩn đoán và điều trị chấn thương gan tại các bệnh viện đa khoa tỉnh biên giới, miền núi phía bắc trong 6 tháng đầu năm 2009. Y học thực hành, tr. 82-89.
4. Trịnh Hồng Sơn (2012) Nghiên cứu ứng dụng quy trình chẩn đoán và điều trị một số bệnh ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp cho các tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc. Đề tài Khoa học công nghệ độc lập cấp nhà nước. Mã số ĐTĐL.2009G/49.
5. Swift C and Garner JP (2012) Non-operative management of liver trauma. J R Army Med Corps 158(2): 85-95.
6. Christmas AB (2005) Selective management of blunt hepatic injuries including nonoperative management is a safe and effec tive strategy. Surgery: 606-612.
7. Kozar RA (2006) Risk factors for hepatic morbidity following nonoperative management: Multicenter study. Arch Surg: 451-459.
8. Lucas CE (2000) Changing times and the treatment of liver injury. Am Surg: 337-341.
9. Greta LP (2010) Current management of hepatic trauma. Surg Clin N Am: 775-785.
10. Scollay JM (2005) Eleven years of liver trauma: The Scottish experience. World J Surg: 744-749.