Nghiên cứu giá trị cắt lớp vi tính ngực trong chẩn đoán nốt đơn độc ở phổi có đường kính lớn hơn 8mm

  • Hoàng Văn Lương Bệnh viện Phổi Trung ương
  • Nguyễn Viết Nhung Bệnh viện Phổi Trung ương
  • Lâm Khánh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tổn thương phổi, nốt phổi đơn độc, ung thư phổi

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu ngực trong chẩn đoán bản chất nốt đơn độc ở phổi. Đối tượng và phương pháp: 165 bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ 11/2016 đến 12/2019 có kết quả chẩn đoán nốt phổi đơn độc trên phim cắt lớp vi tính ngực và có kết quả giải phẫu bệnh (sau sinh thiết tổn thương xuyên thành ngực và/hoặc sau phẫu thuật). Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Nốt phổi đơn độc có tỷ lệ lành tính là 51,5% và ác tính là 48,5%. Tuổi mắc bệnh trung bình 53,5 ± 1,4. Nhóm tuổi hay gặp nhất là từ 49 - 69 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ ~ 1,8:1. Cắt lớp vi tính có độ nhạy 98,7%; độ đặc hiệu 75,3%; giá trị dự báo dương tính 79,0%, giá trị dự báo âm tính 98,5% và độ chính xác 86,7%. Với phương pháp chụp cắt lớp vi tính pha động mạch muộn, giá trị độ nhạy 90,8%, độ đặc hiệu 78,2%; giá trị dự báo dương tính 85,2%; giá trị dự báo âm tính 86,0% và độ chính xác 85,5%. Với phương pháp chụp cắt lớp vi tính động, các giá trị độ nhạy 92,3%; độ đặc hiệu 68,2%; giá trị dự báo dương tính 63,2%; giá trị dự báo âm tính 93,7% và độ chính xác 77,1%. Người bệnh được áp dụng phương pháp cắt lớp vi tính pha động mạch muộn có khả năng phát hiện ung thư cao gấp 1,95 lần so với người bệnh áp dụng phương pháp cắt lớp vi tính động (p>0,05). Kết luận: Nốt phổi đơn độc hay gặp trên lâm sàng với tỷ lệ ác tính cao (48,5%). Cắt lớp vi tính có giá trị cao trong chẩn đoán phân biệt một nốt phổi lành hay ác tính, đặc biệt cắt lớp vi tính pha động mạch muộn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Chae EJ et al (2008) Clinical Utility of Dual-Energy CT in the evaluation of solitary pulmonary nodules: Initial experience. Radiology 249(2): 671-681.
2. Christensen JA et al (2006) Characterization of the solitary pulmonary nodule: 18F-FDG PET versus nodule-enhancement CT. AJR 187: 1361–1367.
3. Shan F, Zhang Z, Xing W et al (2002) Differentiation between malignant and benign solitary pulmonary nodules: Use of volume first-pass perfusion and combined with routine computed tomography. Eur J Radiol 81(11): 3598-3605.
4. Webb WR, Higgins SB (2017) Thoracic imaging: Pulmonary and cardiovascular radiology. Radiology 3: 1093-1217.
5. Garrigós EG et al (2018) Best protocol for combined contrast-enhanced thoracic and abdominal CT for lung cancer: A Single-Institution Randomized Crossover Clinical Trial. AJR 210: 1226-1234.
6. Rehman I et al (2011) Accuracy of Computed Tomography in diagnosing malignancy in solitary pulmonary lesions. J Pak Med Assoc 61(1): 48-51.
7. Jeong YJ, Lee KS et al (2005) Solitary Pulmonary Nodule: Characterization with combined wash-in and washout features at dynamic multi–detector row CT. Radiology 237: 675–683.
8. Dabrowska M et al (2015) Diagnostic accuracy of contrast-enhanced computed tomography and positron emission tomography with 18-FDG in identifying malignant solitary pulmonary nodules. Medicine 94(15): 1-7.
9. Shi ZT et al (2016) Differential diagnosis of solitary pulmonary nodules with dual-source spiral computed tomography. Experimental and therapeutic medicine 12: 1750-1754.
10. Hoque MS et al (2014) Role of CT scan in the evaluation of lung tumor with cytopathilogical correlation. Faridpur Med. Coll J 9(1): 37-41.