Kết quả bước đầu vi phẫu thuật điều trị túi phình hệ động mạch cảnh trong đoạn trong sọ vỡ bằng đường mở sọ lỗ khóa

  • Nguyễn Hữu Hưng Bệnh viện Quân y 17
  • Nguyễn Thế Hào Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thọ Lộ Học viện Quân y
  • Vũ Văn Hòe Học viện Quân y
  • Nguyễn Văn Hưng Học viện Quân y

Main Article Content

Keywords

Túi phình động mạch não, phẫu thuật ít xâm lấn, mở sọ lỗ khóa

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu điều trị túi phình hệ động mạch cảnh trong đoạn trong sọ vỡ qua đường tiếp cận lỗ khóa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 72 bệnh nhân túi phình hệ động mạch cảnh trong đoạn trong sọ vỡ được điều trị qua đường tiếp cận lỗ khóa tại Bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 9/2015 đến tháng 9/2018. Kết quả: Tỷ lệ nữ/nam: 35/37, tuổi trung bình 55,98 ± 8,96 năm. Theo phân độ của Hội Phẫu thuật Thần kinh Thế giới, 90,28% bệnh nhân lâm sàng ở độ 1, 2 và 9,72% ở độ 3. Có 8,33% chảy máu dưới nhện độ 1, 19,44% độ 2, và 72,22% độ 3 (theo phân độ của Fisher). Vị trí túi phình động mạch thông trước chiếm 48,61%, động mạch não giữa tới 16,67%, động mạch thông sau 29,17%, động mạch mạch mạc trước 4,17%, ngã ba động mạch cảnh trong 1,39%. Vỡ túi phình trong mổ chiếm 8,33%. Có 3 bệnh nhân (4,17%) có biến chứng liệt 1/2 người sau mổ, và 2 bệnh nhân (2,78%) bị rò dịch não tủy sau mổ. Chụp kiểm tra sau mổ có 2,78% bệnh nhân còn tồn dư túi phình, và 1,39% có co thắt mạch não, 1,39% tắc mạch não. Kết quả lâm sàng kiểm tra sau 1 tháng: Tốt chiếm 93,06%. Kết luận: Điều trị phẫu thuật túi phình hệ động mạch cảnh trong đoạn trong sọ vỡ qua đường tiếp cận lỗ khóa là phương pháp có kết quả tốt và an toàn.


Từ khóa: Túi phình động mạch não, phẫu thuật ít xâm lấn, mở sọ lỗ khóa.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thế Hào, Phạm Quỳnh Trang, Trần Trung Kiên (2017) Nghiên cứu hiệu quả và tính oan toàn của phẫu thuật ít xâm lấn trong điều trị túi phình động mạch não vỡ. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 21, phụ bản số 6, tr. 137-141.
2. Phạm Quỳnh Trang (2014) Kết quả điều trị vi phẫu thuật túi phình động mạch thông trước bằng đường mở sọ lỗ khóa trên ổ mắt. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Caplan JM, Papadimitriou K, Yang W et al (2014) The minipterional craniotomy for anterior circulation aneurysms: initial experience with 72 patients. Neurosurgery. 10(2): 200-206.
4. Chalouhi N, Jabbour P, Ibrahim I et al (2013) Surgical treatment of ruptured anterior circulation aneurysms: Comparison of pterional and supraorbital keyhole approaches. Neurosurgery. 72(3): 437-441.
5. Chen L, Tian X, Zhang J (2009) Is eyebrow approach suitable for ruptured anterior circulation aneurysms on early stage: A prospective study at a single institude. Acta Neurochirurgica 151: 781-784.
6. Fischer G, Stadie A, Reisch R et al (2011) The keyhole concept in aneurysm surgery: Results of the past 20 years. Neurosurgery 68(1): 41-51.
7. Lan Q, Gong Z, Kang D et al (2006) Microsurgical experience with keyhole operations on intracranial aneurysms. Surg Neurol 66(1): 2-9
8. Mitchell P, Vindlacheruvu R, Mahmood K (2005) Supraorbital eyebrow minicraniotomy for anterior circulation aneurysms. Surgical Neurology 63: 47-51.
9. Yamahata H, Tokimura H, Tajitsu K et al (2014) Efficacy and safety of the pterional keyhole approach for the treatment of anterior circulation aneurysms. Neurosurg Rev 37: 629-636.