Nhận xét tỷ lệ bệnh và một số đặc điểm lâm sàng bệnh nhân Parkinson điều trị tại Bệnh viện Quân y 103
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh Parkinson và phân tích một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân mắc bệnh Parkinson điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: Gồm 178 bệnh nhân Parkinson, được chẩn đoán xác định bệnh Parkinson theo tiêu chuẩn của hội rối loạn vận động và bệnh Parkinson 2015, điều trị nội trú tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103, từ ngày 01/01/2018 tới ngày 31/12/2019. Nghiên cứu được thiết kế mô tả cắt ngang. Thông tin của người bệnh được thu thập theo mẫu bệnh án thống nhất và theo các test chẩn đoán có giá trị, được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu. Kết quả: Có 178/6381 (2,8%) bệnh nhân Parkinson điều trị tại khoa. Triệu chứng giảm động và run là chủ yếu với 98,3% và 95,5%; triệu chứng ngoài vận động gồm rối loạn giấc ngủ, rối loạn đường tiêu hóa, rối loạn thần kinh tự chủ, suy giảm nhận thức và trầm cảm chiếm tỷ lệ 75,3%, 62,9%, 57,3%, 51,7% và 47,2%. Nhóm thuốc đồng vận dopamine và L-dopa được sử dụng ở 95,5% và 57,3% bệnh nhân. 100% bệnh nhân Parkinson có rối loạn trầm cảm được điều trị với nhóm thuốc ức chế chọn lọc serotonin. Quetiapine và olanzapine được áp dụng điều trị cho 56,1% và 43,8% bệnh nhân. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân Parkinson tại Khoa Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103 là 2,8%. Các triệu chứng rối loạn vận động gặp ở đa số bệnh nhân, triệu chứng ngoài vận động gặp chủ yếu là rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, suy giảm nhận thức, táo bón và rối loạn thần kinh tự chủ. Bệnh gặp ở mọi giai đoạn nhưng giai đoạn sớm và trung bình chiếm đa số (88,1%). Nhóm thuốc đồng vận dopamine, nhóm bổ sung trực tiếp dopamine (L-dopa), nhóm thuốc ức chế chọn lọc serotonin, nhóm thuốc quetiapine và olanzapine được sử dụng thường xuyên để điều trị cho bệnh nhân Parkinson
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Hoàng Lê Nguyên (2015) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mật độ xương và nồng độ canxi, vitamin D huyết tương ở bệnh nhân Parkinson. Luận văn chuyên khoa II, Học viện Quân y.
3 Nhữ Đình Sơn (2012) Nghiên cứu các triệu chứng rối loạn tâm thần ở bệnh nhân mắc bệnh Parkinson. Tạp chí Y Dược học Quân sự, (4), tr. 87-96.
4. Barnett R (2016) Parkinson's disease. Lancet, 387(10015), 217. doi:10.1016/s0140-6736(16)00049-0
5. Cacabelos R (2017) Parkinson's disease: From pathogenesis to pharmacogenomics. Int J Mol Sci 18(3). doi:10.3390/ijms18030551.
6. Connolly BS, Lang AE (2014) Pharmacological treatment of Parkinson disease: A review. JAMA 311(16): 1670-1683.
7. Gorcenco S, Ilinca A, Almasoudi W, Kafantar E, Lindgren AG, Puschmann A (2020) New generation genetic testing entering the clinic. Parkinsonism Relat Disord. doi:10.1016/j.parkreldis.2020.02.015.
8. Kieran C, Breen, Gerda Drutyte (2013) Non-motor symptoms of Parkinson’s disease: The patient’s perspective. J Neural Transm 120: 531-535.
9. Rua Rafael AS, Pinto Barbosa JM, Silva Leao Rosas MJ, Lobo Almeida Garrett CM (2016) Parkinson's Disease and development of levodopa induced motor complications: Influence of baseline features and first medical approach. Porto Biomed J 1(4): 136-141. doi:10.1016/j.pbj.2016.08.001.
10. Schneider RB, Iourinets J, Richard IH (2017) Parkinson's disease psychosis: Presentation, diagnosis and management. Neurodegener Dis Manag 7(6): 365-376. doi:10.2217/nmt-2017-0028.