Yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vảy nến thông thường đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vảy nến thông thường đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 150 bệnh nhân vảy nến thông thường đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2017 đến tháng 4/2020. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân vảy nến là 48,03 ± 14,13 (năm), trong đó nhóm tuổi 40 - 59 chiếm tỷ lệ cao nhất 45,34%; tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau; stress chiếm đến 44%, uống rượu bia 22,67%, hút thuốc lá 22,67%, nhiễm khuẩn 16%, hút thuốc lá 8,67%, Koebner 8,67% và thời gian bị bệnh dưới 5 năm 63,33%. Tổn thương đối xứng chiếm 90%; tổn thương móng là 89,33%, da đầu là 85,33%, nếp gấp 20%; mức độ nặng 45,34%, vừa 37,33% và nhẹ 17,33%. Có mối liên quan giữa PASI với thời gian bị bệnh, tổn thương móng, tổn thương da đầu. Kết luận: Tuổi bị bệnh vảy nến hay gặp là tuổi lao động sản xuất (20 - 59), chịu tác động của nhiều yếu tố như stress, uống rượu bia... Ngoài tổn thương da vùng đặc trưng còn gây tổn thương móng, nếp gấp, da đầu và có mối liên quan giữa PASI với thời gian bị bệnh, tổn thương móng, da đầu.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Đặng Văn Em (2013) Sinh bệnh học và chiến lược điều trị bệnh vảy nến. Nhà xuất bản Y học.
3. Trương Lê Anh Tuấn, Lê Ngọc Diệp (2012) Mối liên quan giữa bệnh vảy nến và hội chứng chuyển hóa. Y học TP. Hồ Chí Minh; tập 16, phụ bản số 1, tr. 268-274.
4. Trương Thị Mộng Thường (2012) Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến đến điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM từ 01/09/2010 đến 30/04/2011. Y học TP. Hồ Chí Minh; tập 16, phụ bản số 1, tr. 284-292.
5. Parisi R et al (2013) Global epidemiology of psoriasis: A systematic review of incidence and prevalence. J Invest Dermatol 133(2): 377-385.
6. Van de Kerkh of PCM, FO Nestlé (2018) Psoriasis. In Dermatology, 4th edition, Elsevier Saunders: 138-160.
7. Wozel G (2008) Psoriasis treatment in difficult locations: Scalp, nails, and intertriginous areas. Clin Dermatol 26: 448-459
8. Gudjonsson JE, Elder JT (2019) Psoriasis. In Fitzpatrick’s Dermatology, 9th edition, Mc Graw Hill Education: 457-497.
9. Huerta C, Rivero E, Garcia Rodriguez LA (2007) Incidence and risk factors for psoriasis in the general population. Arch Dermatol 143(12): 1559-1565.