Đánh giá mối liên quan giữa đề kháng insulin với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

  • Trương Đình Cẩm Bệnh viện Quân y 175
  • Đỗ Thanh Huyền Bệnh viện Quân y 121

Main Article Content

Keywords

Đề kháng insulin, tăng huyết áp nguyên phát, yếu tố nguy cơ tim mạch

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa tình trạng đề kháng insulin với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh đối chứng. Đối tượng nghiên cứu gồm 2 nhóm: 136 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát theo tiêu chuẩn JNC VII - 2003 và 30 người bình thường (nhóm chứng) tương đồng về tuổi, chỉ số khối cơ thể và phân bố giới tính. Chẩn đoán kháng insulin dựa vào chỉ số HOMA2-IR theo mô hình HOMA2 vi tính phiên bản cập nhật 2007. Các yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm: Tuổi, chỉ số khối cơ thể, béo phì trung tâm, hoạt động thể lực, hút thuốc lá, tiền sử gia đình tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn mỡ máu. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Quân y 121, từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018. Kết quả: Tỷ lệ đề kháng insulin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát cao hơn có ý nghĩa so với người bình thường (52,9% với 26,7%, p<0,01). Bệnh nhân tăng huyết áp có thừa cân, béo phì trung tâm, hút thuốc làm tăng nguy cơ kháng insulin với OR lần lượt là 2,032, 3,288 và 2,012, p<0,05. Kết luận: Tình trạng thừa cân, béo phì trung tâm, hút thuốc lá là các yếu tố làm tăng nguy cơ đề kháng insulin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hoàng Đăng Mịch (2012) Đề kháng insulin ở bệnh nhân tăng huyết áp vô căn. Tạp chí Nội tiết đái tháo đường 7, tr. 720-731.
2. Hoàng Mạnh (2012) Nghiên cứu tình trạng kháng insulin và chức năng tế bào Beta ở người cao tuổi. Nghiên cứu Y học, Y học TP. Hồ Chí Minh 16(1), tr. 90-94.
3. Nguyễn Thành Thuận (2010) Mối tương quan giữa đề kháng insulin và tăng huyết áp ở nhóm công chức - viên chức Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh
4. Hemmingsen B (2017) Diet, physical activity or both for prevention or delay of type 2 diabetes mellitus and its associated complications in people at increased risk of developing type 2 diabetes mellitus. Cochrane database syst rev 4(12).
5. Ghasemi A (2015) Cut-off points of homeostasis model assessment of insulin resistance, beta-cell function, and fasting serum insulin to identify future type 2 diabetes: Tehran lipid and Glucose study. Acta Diabetol 52(2): 905-915.
6. Mobin Mohteshamzadeh (2005) Insulin resistance in men with treated hypertension at increased risk for cardiovascular disease: Results of 3-year study. American Journal of Hypertension 18(4): 452-456.
7. Sandeep S (2011) Insulin resistance is associated with increased cardiovascular risk in Asian Indians with normal glucose tolerance-the Chennai Urban Rural Epidemiology Study (CURES-66). J Assoc Physicians India 59: 480-484.
8. Tarray (2014) Role of insulin resistance in essential hypertension. Cardiovascular Endocrinology 3(4): 129-133.
9. To Akande (2013) Insulin resistance in Nigerians with essential hypertension. African Health Sciences 13(3): 655-660.
10. Zakir Hussain (2017) A study o find out the relationship between insulin resistance and hypertension. International Journal of Advances in Medicine 4(5): 1299-1303.