Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân vảy nến có hội chứng chuyển hóa

  • Huỳnh Thị Xuân Tâm Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Bùi Thị Vân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Ngọc Ánh Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Main Article Content

Keywords

Vảy nến, hội chứng chuyển hóa

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân vảy nến có hội chứng chuyển hóa, xác định các yếu tố liên quan đến vảy nến trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa. Đối tượng và phương pháp: 85 bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm 2018, nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ nam giới chiếm nhiều hơn so với nữ giới (lần lượt là 70,6% và 29,4%). Tuổi trung bình các bệnh nhân vảy nến có hội chứng chuyển hóa là 51,5 ± 11,3 tuổi. Thời gian mắc bệnh vảy nến trung bình là 12,1 ± 8,7 năm. Trong số các bệnh nhân mắc bệnh thì có 11,7% số bệnh nhân có tiền sử mẹ cũng mắc bệnh. BMI trung bình của các bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa là 22,8 ± 3,9. Điểm số BSA được đánh giá trên bệnh nhân vảy nến là 36,4 ± 22,3 trong đó những bệnh nhân có BSA được phân loại mức độ nặng là 54,1%; điểm số PASI của các bệnh nhân vảy nến là 25,2 ± 15,3 trong đó những bệnh nhân có chỉ số PASI mức độ nặng chiếm 48,2%. Trong các yếu tố nguy cơ thì nghề nghiệp của bệnh nhân vảy nến có liên quan đến điểm số BSA có hội chứng chuyển hóa (p<0,05). Trong số những bệnh nhân vảy nến có hội chứng chuyển hóa thì có 57,6% số bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp; 9,4% bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucose. Tỷ lệ rối loạn lipid máu khác nhau giữa các nhóm rối loạn: Tăng cholesterol chiếm 43,5%; tăng triglyceride chiếm 51,7%; tăng LDL chiếm 34,1% và giảm HDL chiếm tỷ lệ đáng kể với 50,1%. Kết luận: Bệnh nhân vảy nến có hội chứng chuyển hóa có tuổi trung bình cao, nghề nghiệp ảnh hưởng đến tình trạng vảy nến ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa. Tình trạng vảy nến có thể bị tác động bởi các bệnh hội chứng chuyển hóa

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đặng Văn Em (2013) Bệnh vảy nến sinh bệnh học và chiến lược điều trị. Nhà xuất bản Y học Hà Nội (sách chuyên khảo) tr. 17-47.
2. Asumalahi Kati (2003) Mocular genetics of psoriasis. Academic dissertation, University of Helsinky
3. El-Shahat Fa, Seliem Mk, El-Kamel Mf, Abdelgawad Mm, Shady I (2009) Prevalence of metabolic syndrome in Egyptian patients with psoriasis. Egypt J Derm Androl 29: 91-100.
4. Cohen Ad, Sherf M, Vidavsky L, Vardy Da, Shapiro J, Meyerovich J (2008) Association between psoriasis and the metabolic syndrome. A cross-sectional study. Dermatology 216: 152-155.
5. Mallbris L, Ritchlin CT, Stahle M (2006) Metabolic disorders˚ in patients with psoriasis and psoriatic arthritis. Current Rheumatology Reports 8(5): 355-363.
6. Mallbris L, Akre O, Granath F et al (2004) Increased risk for cardiovascular mortality in psoriasis inpatients but not in outpatients. Eur J Epidemiol 19: 225-230.
7. Gelfand JM, Troxel AB, Lewis JD, Kurd SK, Shin DB, Wang X et al (2007) The risk of mortality in patients with psoriasis: Results from a population-based study. Arch Dermatol 143(12): 1493-1499.
8. Neimann AL, Shin DB, Wang X et al (2006) Prevalence of cardiovascular risk factors in patients with psoriasis. J Am Acad Dermatol 55: 829-835.
9. Alexander RW (1994) Inflammatory and coronal heart disease. N Engl J Med 331: 468-469.
10. Calabro P, Golia E, Yeh ETH (2009) CRP and the risk of the atherosclerotic events. Semin Immunopathol 31: 79-94.