So sánh tác dụng giảm đau sau mổ cắt tử cung hoàn toàn đường bụng của gây tê ngoài màng cứng bằng levobupivacain 0,075% với bupivacain 0,075% cùng phối hợp fentanyl và adrenalin

  • Nguyễn Anh Thơ Bệnh viện 198 Bộ Công an
  • Nguyễn Đức Lam Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Gây tê ngoài màng cứng, giảm đau sau mổ cắt tử cung hoàn toàn, levobupivacain, bupivacain

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ cắt tử cung hoàn toàn đường bụng của gây tê ngoài màng cứng bằng levobupivacain 0,075% so với bupivacain 0,075%, cả hai nhóm đều phối hợp với fentanyl 1mcg/ml và adrenalin 5mcg/ml. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, 70 bệnh nhân được phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn đường bụng, được giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng, chia thành hai nhóm: Nhóm LEVO sử dụng dung dịch levobupivacain 0,075% và nhóm BUPI sử dụng dung dịch bupivacain 0,075%, cả hai nhóm đều phối hợp với fentanyl 1mcg/ml và adrenalin 5mcg/ml (adrenalin 1/200000). Kết quả: Hiệu quả giảm đau sau mổ của nhóm LEVO tương đương với nhóm BUPI (điểm VAS ở trạng thái tĩnh và trạng thái động tương đương nhau ở 24 giờ đầu và 24 giờ tiếp theo, điểm VAS tĩnh luôn < 2 và điểm VAS động luôn < 6 ở tất cả các thời điểm nghiên cứu của cả hai nhóm). Độ hài lòng của bệnh nhân với hiệu quả giảm đau cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghiên cứu (mức độ hài lòng và rất hài lòng của nhóm LEVO là 82,86% so với 77,14% của nhóm BUPI). Kết luận: Hiệu quả giảm đau sau mổ cắt tử cung hoàn toàn đường bụng của gây tê ngoài màng cứng bằng levobupivacain 0,075% phối hợp fentanyl 1mcg/ml và adrenalin 5mcg/ml tương đương với bupivacain 0,075% phối hợp fentanyl 1mcg/ml và adrenalin 5mcg/ml.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thế Lộc (2016) Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp gây tê tủy sống và ngoài màng cứng phối hợp để mổ và giảm đau sau mổ cắt tử cung hoàn toàn tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Kỷ yếu Gây mê hồi sức 2016, tr. 218-220.
2. Bajwa SJS and Kaur J (2013) Clinical profile of levobupivacaine in regional anesthesia: A systematic review. J Anaesthesiol Clin Pharmacol 29(4): 530-539.
3. T Chand PB, Joshi K, Agarwal A (2012) Patient-controlled epidural analgesia after hysterectomy with bupivacain 0,125%: Comparison of different concentrations of sufentanil and fentanyl. The internet Jounal of Anesthesiology 30(3).
4. Sitsen E, Van PF, Jansen G et al (2012) A comparison of the efficacy of levobupivacaine 0.125%, ropivacaine 0.125% and ropivacaine 0.2%, all combined with sufentanil 0.5microg/mL, in patient-controlled epidural analgesia after hysterectomy under combined epidural and general anesthesia. Acta Anaesthesiol Belg 63(4): 75-169.
5. Senard M, Kaba A, Jacquemin MJ et al (2004) Epidural levobupivacaine 0.1% or ropivacaine 0.1% combined with morphine provides comparable analgesia after abdominal surgery. Anesth Analg 98(2): 94-389