Nghiên cứu biến đổi hình thái và chức năng động mạch cảnh chung ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối bằng siêu âm Doppler mạch

  • Nguyễn Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Vẻ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Độ dày nội trung mạc, suy thận mạn

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá biến đổi hình thái (độ dày nội trung mạc, mảng vữa xơ) và chức năng động mạch cảnh chung bằng siêu âm Doppler mạch ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Đối tượng và phương pháp: 71 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối và 30 người bình thường được siêu âm động mạch cảnh chung, khảo sát các chỉ số và so sánh kết quả giữa các nhóm. Kết quả và kết luận: Độ dày nội trung mạc của động mạch cảnh chung bên phải và bên trái ở bệnh nhân suy thận mạn (lần lượt là 1,16 ± 0,34mm và 1,16 ± 0,35mm) cao hơn so với nhóm chứng (lần lượt là 0,70 ± 0,09mm và 0,70 ± 0,08mm), p<0,001. Vận tốc tâm thu (Vs) của nhóm suy thận mạn ở bên phải và trái lần lượt là 67,22 ± 19,75cm/s; 68,78 ± 23,13cm/s; và vận tốc tâm trương (Vd) lần lượt là 16,81 ± 5,57cm/s; 18,59 ± 8,09cm/s thấp hơn so với nhóm chứng (lần lượt là: 80,71 ± 6,39cm/s; 80,03 ± 11,12cm/s) và (26,52 ± 3,18cm/s; 28,14 ± 4,60cm/s), p<0,05. Trở kháng (RI) ở nhóm suy thận mạn (0,73 ± 0,18 và 0,73 ± 0,05) cao hơn nhóm chứng (0,67 ± 0,03 và 0,65 ± 0,03). Giữa động mạch cảnh chung bên phải và bên trái không có sự khác biệt các chỉ số trên. Tỷ lệ có mảng vữa xơ động mạch cảnh chung bên phải và bên trái ở nhóm bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối là 26,8% và 28,2%, trong khi nhóm chứng là 0%.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đặng Thị Việt Hà, Phạm Thắng (2009) Nghiên cứu tổn thương xơ vữa động mạch cảnh ở bệnh nhân suy thận mạn tính. Y học thực hành (751) tháng 2/2011, tr. 119-123.
2. Lê Thị Bích Thuận (2009) Khảo sát tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân trên 60 tuổi tại Khoa Nội Bệnh viện Trường Đại học Y Huế bằng siêu âm Doppler. Tạp chí Nội khoa số 1, tr. 344-359.
3. Abbasi MR, Abbaszadeh SH, Rokni-Yazdi H et al (2016) Carotid intima-media thickness as a marker of atherosclerosis in hemodialysis patients. Indian J Nephrol 26(2): 97-101.
4. Sarnak M, Levrely A et al (2003) Kidney disease as a risk factor for development of cardiovascular diseases: A statement from the American Heart Association Councils on Kidney in Vascular Disease, High Pressure Research, Clinical Cardiology, and Epidemiology and Prevention. Circulation 108: 2154-2169.
5. Benedeto FA, Maas R et al (2002) Asymmetric dimethylarginin, C-Reactive protein and carotid intima-media thickness in end stage renal disease. Journal of the American Society of Nephrology (16): 490-496.
6. Kumar KS, Lakshmi AY, Rao PV, Kumar VS et al (2009) Carotid intima media thickness in patients with end stage renal disease. India Journal of Nephrology 19(1): 2009-2010.
7. Szeto C, Chow K, Woo K, Chook P, Ching-Ha B, Leung C, Kam-Tao P (2007) Carotid intima media thickness predicts cardiovascular diseases in Chinese predialysis patients with chronic kidney disease. J Am Soc Nephrol 18: 1966-1972.
8. Journal of hypertension (2003) Guidelines Committee: 2003 Eropean Society of Hypertension- Eropean Society of Cardiology guidelines for the mangement of arterial hypertension. J Hypertens 21(06): 1011-1053.