Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng dị ứng thức ăn ở trẻ em

  • Ngũ Thị Lê Vinh Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Phạm Thu Hiền Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Lê Thị Minh Hương Bệnh viện Nhi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Dị ứng thức ăn, trẻ em

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng dị ứng thức ăn ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 86 trẻ được chẩn đoán dị ứng thức ăn điều trị tại Khoa Miễn Dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương đã được lựa chọn vào nghiên cứu.  Các test lẩy da, test áp da, test kích thích được tiến hành. Kết quả: Trẻ có tiền sử số lần có biểu hiện dị ứng thức ăn trên 2 lần chiếm tỷ lệ: 79,1%; thời gian xuất hiện triệu chứng dưới 1 giờ sau khi tiếp xúc với thức ăn chiếm tỷ lệ: 59,3%. Biểu hiện lâm sàng dị ứng thức ăn ở trẻ em rất đa dạng và tùy theo lứa tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy biểu hiện triệu chứng của da và hệ tiêu hoá là rõ ràng và nhiều nhất và cùng chiếm tỷ lệ là 88,4%, các cơ quan khác có biểu hiện ít hơn: Hệ hô hấp (44,2%), toàn thân (15,1%). Triệu chứng đường tiêu hóa của nhóm < 6 tháng tuổi chiếm 94,9% cao hơn nhóm ≥ 6 tháng tuổi chiếm 83,0% ngược lại biểu hiện triệu chứng toàn thân ở nhóm ≥ 6 tháng tuổi chiếm 23,4% cao hơn hẳn < 6 tháng tuổi (5,1%), p<0,05. Tiền sử ăn dặm trước 6 tháng chiếm tỷ lệ cao 84,9%; tiền sử mắc bệnh dị ứng trong gia đình chiếm tỷ lệ 72,1%. Kết luận: Dị ứng thức ăn có biểu hiện lâm sàng đa dạng hay gặp nhất ở da và hệ tiêu hóa đặc biệt ở lứa tuổi sau 6 tháng khi trẻ bắt đầu ăn dặm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Đoàn và cộng sự (2013) Hiểu biết mới về một số bệnh dị ứng và tự miễn. Nhà Xuất bản Y học, tr. 134-154.
2. Nguyễn Ngọc Quỳnh Lê và cộng sự (2015) Tìm hiểu mối liên quan giữa test lẩy da, test áp và IgE đặc hiệu trong chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em. Tạp chí y khoa, 8(2), tr. 58-62.
3. Al-Hammadi S et al (2010) Prevalence of food allergy among children in Al-Ain City, United Arab Emirates. Int Arch Allergy Immunol 151: 336-342.
4. Burks AW et al (2012) Food allergy. J Allergy Clin Immunol 129: 906-920.
5. Joshua AB et al (2010) Guidelines for the diagnosis and management of food allergy in the United States: Report of the NIAID-Sponsored Expert Panel. J Allergy Clin Immunol 126: 1-58.
6. Hugh A, Sampson et al (2014) Food allergy: A practice parameter update. J Allergy Clin Immunol 134: 1016-1025.
7. Marrugo J (2008) Prevalence of self-reported food allergy in Cartagena (Colombia) population. Allergol Immunopathol (Madr) 36(6): 320-324.
8. Meyer R, Schwarz C, Shah N (2012) A review on the diagnosis and management of food induced gastrointestinal allergies. Current Allergy & Clinical Immunology: 10-17.
9. Paul S et al (2010) Prevalence, natural history, diagnosis, and treatment of food allergy: A systematic review of the evidence. National Institute on Allergy and Infectious Diseases: 1-5.
10. Ruchi S (2013) Parent report of physician diagnosis in pediatric food allergy. J Allergy Clin Immunol 131: 150-156.