Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng ở trẻ em bị dị ứng thức ăn

  • Ngũ Thị Lê Vinh Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Phạm Thu Hiền Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Lê Thị Minh Hương Bệnh viện Nhi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Dị ứng thức ăn, cận lâm sàng, trẻ em

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm cận lâm sàng dị ứng thức ăn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 86 trẻ được chẩn đoán dị ứng thức ăn tại Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương; một số cận lâm sàng được áp dụng để chẩn đoán: Test lẩy da, test áp da, test kích thích với dị nguyên thức ăn nghi ngờ, tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi, định lượng IgE toàn phần và IgE đặc hiệu trong huyết thanh. Kết quả: Tỷ lệ test lẩy da và test áp da dương tính với đạm sữa bò chiếm cao nhất (73,3% và 89,5%), với tôm (15,1% và 15,8%), cua (11,6%), thịt bò (10,5%), lòng trắng trứng gà (8,1%), tỷ lệ test lẩy da dương tính với hải sản ở nhóm trẻ ³ 6 tháng tuổi chiếm 25,5% cao hơn nhóm < 6 tháng tuổi là 5,1% (p<0,05), tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi cao > 4% chiếm 32,4%, tỷ lệ hồng cầu trong phân chiếm 42,9%, IgE toàn phần trên 230IU/ml chiếm tỷ lệ 19,0%. IgE đặc hiệu tăng cao với các thành phần cụ thể trong đạm sữa bò (Beta lactoglobuline và casein), tỷ lệ có mẫn cảm với thịt bò 17,5%, trong đó mẫn cảm có ý nghĩa 6,4%, tỷ lệ mẫn cảm cao với lòng đỏ trứng 1,6%. Kết luận: Một số xét nghiệm invivo và in vitro có thể hỗ trợ chẩn đoán dị ứng thức ăn như test lẩy da, test áp da, định lượng IgE đặc hiệu với thức ăn gây dị ứng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán dị nguyên gây dị ứng thức ăn còn nhiều thách thức đặc biệt với trẻ em.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Đoàn và cộng sự (2013) Hiểu biết mới về một số bệnh dị ứng và tự miễn. Nhà Xuất bản y học, tr. 134-154.
2. Chu Thị Thu Hà (2013) Bước đầu nghiên cứu tần suất và biểu hiện lâm sàng của dị ứng sữa bò ở trẻ từ 0 đến dưới 3 tuổi tại Hà Nội. Tạp chí Nhi Khoa, tập 6, số 2, tháng 4, tr. 22-26.
3. Nguyễn Ngọc Quỳnh Lê và cộng sự (2015) Tìm hiểu mối liên quan giữa test lẩy da, test áp và IgE đặc hiệu trong chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em. Tạp chí Y khoa 8(2) tr. 58-62.
4. Anna Nowak-Wefrzyn et al (2014) Reaction to foods and reaction to food additives. Middleton's ALLERGY principles and practice, eight Edition Philadelphia: ELSEVIER 2: 1310-1356.
5. Antonella Cianferoni et al (2009) Food allergy: Review, classification and diagnosis. Allergology International 58: 457-466.
6. Bhombal S, Bothwell MR, Bauer SM (2006) Prevalence of elevated total IgE and food allergies in a consecutive series of ENT pediatric patients. Otolaryngol Head Neck Surg 134(4): 578-580.
7. Joshua A Boyce et al (2010) Guidelines for the diagnosis and management of food allergy in the United States: Report of the NIAID-Sponsored Expert Panel. J Allergy Clin Immunol 126: 1-58.
8. Kaczmarski et al (2013) The natural history of cow's milk allergy in north-eastern Poland. Advances Medical Sciences: 22-30.
9. Paul Shekelle et al (2010) Prevalence, natural history, diagnosis, and treatment of food allergy: A systematic review of the evidence. National Institute on Allergy and Infectious Diseases: 1-5.
10. Rennick GJ (2006) Skin prick testing to food allergens in breast-fed young infants with moderate to severe atopic dermatitis. Australas J Dermatol: 41-45.