Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ đẻ của gây tê ngoài màng cứng do sản phụ tự điều khiển bằng ropivacain ở các nồng độ và liều lượng khác nhau phối hợp với fentanyl

  • Hoàng Quốc Khái Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên
  • Nguyễn Đức Lam Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Giảm đau trong chuyển dạ, gây tê ngoài màng cứng, ropivacain, fentanyl.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ đẻ của ropivacain ở các nồng độ 0,075%; 0,1% và 0,125% phối hợp với fentanyl 2mcg/ml gây tê ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển (PCEA). Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh trên 90 sản phụ chuyển dạ đẻ được giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển, chia thành ba nhóm bằng nhau, sử dụng ropivacain ở các nồng độ 0,075%; 0,1% và 0,125% phối hợp với fentanyl 2mcg/ml. Kết quả: Trong các giai đoạn của chuyển dạ đẻ: Giai đoạn Ib, cả ba nồng độ của ropivacain đều cho hiệu quả giảm đau tốt, > 90% sản phụ có VAS < 4; giai đoạn II, nhóm ropivacain 0,075% có 26,7% không được giảm đau đủ, VAS > 4. Kết luận: Gây tê ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển (liều bolus ban đầu là 10ml, liều bolus mỗi lần bấm máy là 5ml, thời gian khóa là 5 phút) bằng ropivacain ở nồng độ 0,125% phối hợp với fentanyl 2mcg/ml là phù hợp để giảm đau trong chuyển dạ đẻ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phan Lạc Tiến (2015) So sánh tác dụng giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng giữa hỗn hợp bupivacain hoặc ropivacain kết hợp fentanyl. Luận văn Thạc sỹ, Học viện Quân y.
2. Trần Văn Quang, Bùi Ích Kim (2011) Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ đẻ bằng gây tê ngoài màng cứng levobupivacain phối hợp với fentanyl ở các nồng độ và liều lượng khác nhau. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Boselli E et al (2003) Ropivacaine 0.15% plus sufentanil 0.5mcg/ml and ropivacaine 0.10% plus sufentanil 0.5mcg/ml are equivalent for patient-controlled epidural analgesia during labor. Anesth Analg 96(4): 1173-1177.
4. José M et al (2015) Effects of local anesthetic on the time between analgesic boluses and the duration of labor in patient-controlled epidural analgesia: Prospective study of two ultra-low dose regimens of ropivacaine and sufentanil. Acta Med Port 28(1): 70-76.
5. Patkar CS et al (2015) A comparison of continuous infusion and intermittent bolus administration of 0.1% ropivacaine with 0.0002% fentanyl for epidural labor analgesia. J Anaesthesiol Clin Pharmacol 31(2): 234-238