Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình điều trị tổn thương da mạn tính do xạ trị tại Viện Bỏng Quốc gia

  • Hoàng Thanh Tuấn Viện Bỏng Quốc gia
  • Vũ Quang Vinh Viện Bỏng Quốc gia
  • Trịnh Tuấn Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tổn thương da do xạ trị, tạo hình ổ loét

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình tổn thương mạn tính da do xạ trị của 30 bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân có tổn thương da do xạ trị được điều trị phẫu thuật bằng các vạt da tại Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 10/2013 đến 2/2017. Kết quả: 30 bệnh nhân có tỷ lệ nam/nữ là 5/25, nữ chiếm 83,3%. Độ tuổi trung bình là 50,87 ± 17,67. Tổn thương gặp nhiều nhất ở vùng ngực 15/30 bệnh nhân chiếm 50%, đầu mặt 9/30 bệnh nhân chiếm 30% tiếp theo là tứ chi và vùng khác. Kích thước tổn khuyết trung bình là 85,3 ± 68,9cm2, lớn nhất là 300cm2 và nhỏ nhất là 4cm2. Vạt che phủ sử dụng 6 vạt tại chỗ, 19 vạt có cuống liền và 5 vạt vi phẫu, trong đó 9 vạt cơ lưng to và 3 vạt nhánh xuyên động mạch mông. Thời gian phẫu thuật trung bình là 136 phút, thời gian nằm viện trung bình là 51 ngày 12 giờ, thời gian giữ dẫn lưu là 10,4 ± 6 ngày. Đóng kín nơi cho vạt 18/30 bệnh nhân. Tình trạng vạt sau ghép sống hoàn toàn là 27/30 bệnh nhân, có 1 trường hợp hoại tử 1 phần và 2 trường hợp hoại tử toàn bộ. Liền kỳ đầu gặp ở 20 bệnh nhân, 7 bệnh nhân liền kỳ hai. 3 trường hợp hoại tử vạt phẫu thuật tạo hình lại. Kết luận: Phẫu thuật tạo hình chuyển vạt che phủ sau cắt bỏ tổn thương da mạn tính sau xạ trị bằng các vạt có cuống liền và vạt vi phẫu là phương án tốt với tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên đến nay điều trị tổn thương loét da mạn tính do xạ trị vẫn luôn là thách thức lớn với các phẫu thuật viên vì tỷ lệ biến chứng cao, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, chậm liền vết thương và hoại tử vạt.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Y học HạT nhân - Học viện Quân y (2010) Y học hạt nhân. Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, tr. 173-179.
2. Vũ Ngọc Lâm (2015) Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị tổn thương di chứng xạ trị mạn tính vùng hàm mặt. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Tập 10, Số 6, tr. 84-90.
3. Mary W and MacBride, Sheila (2003) Radiation skin reactions. Supportive Care in Radiotherapy: 137-138.
4. Saito A, Saito N, Funayama E, & Minakawa H (2013) The surgical treatment of irradiated wounds: A report on 36 patients. Plast Surg: Int J, 7.
5. Fujioka M (2014) Surgical reconstruction of radiation injuries. Advances in wound care 3(1): 25-37.
6. Bourget A, Chang JT, Wu DBS, Chang CJ & Wei FC (2011) Free flap reconstruction in the head and neck region following radiotherapy: A cohort study identifying negative outcome predictors. Plastic and reconstructive surgery 127(5): 1901-1908.
7. Baumann DP, Yu P, Hanasono MM & Skoracki RJ (2011) Free flap reconstruction of osteoradionecrosis of the mandible: A 10-year review and defect classification. Head & neck 33(6): 800-807.
8. Cheon YW, Lee MC, Kim YS, Rah DK & Lee WJ (2010) Gluteal artery perforator flap: A viable alternative for sacral radiation ulcer and osteoradionecrosis. Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery 63(4): 642-647.
9. Cruz NI et al (1984) An experimental model to determine the level of antibiotics in irradiated tissues. Plast Reconstr Surg 73: 81.