Nghiên cứu đặc điểm dị ứng kháng sinh nặng ở trẻ em năm 2014 - 2016 tại Khoa Miễn dịch Dị ứng - Bệnh viện Nhi Trung ương

  • Nguyễn Thị Diệu Thúy Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lương Thị Thuyết Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Main Article Content

Keywords

Dị ứng nặng, shock phản vệ, kháng sinh

Tóm tắt

Mục tiêu: Kháng sinh ngày càng được sử dụng một cách rộng rãi trong điều trị các bệnh lý nhi khoa. Tuy nhiên kháng sinh có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, thậm chí gây tử vong ở các trường hợp dị ứng nặng, hay shock phản vệ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu một loạt ca bệnh được chẩn đoán xác định shock phản vệ do kháng sinh điều trị tại Khoa Miễn dịch - Dị ứng, Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2014 - 2016. Kết quả: Có 20 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được mời tham gia nghiên cứu. Nhóm có phản ứng dị ứng nặng gặp chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi (90%). Kháng sinh gây dị ứng hay gặp nhóm β lactam, trong đó nhóm ceftriazone chiếm 45%. Các triệu chứng của dị ứng nặng thường xảy ra trong 30 phút đầu sau dùng thuốc (40%) với đường dùng chủ yếu là đường tĩnh mạch. Triệu chứng lâm sàng shock phản vệ rất đa dạng, nhưng biểu hiện hay gặp nhất là ở hệ thần kinh và hô hấp. Kết luận: Cần thận trọng khi chỉ định dùng kháng sinh và cần phát hiện sớm các dấu hiệu của shock phản vệ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Đoàn (2004) Tìm hiểu nguyên nhân và đặc điểm lâm sàng dị ứng thuốc tại Khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai. Y học thực hành 6, tr. 25-28.
2. Nguyễn Văn Đoàn (1996) Góp phần nghiên cứu dị ứng thuốc tại Khoa DU - MD Bệnh viện Bạch Mai (1991 - 1995). Tạp chí Thông tin Y Dược, tr. 30-34.
3. Nguyễn Thị Thùy Ninh (2014) Nghiên cứu tình trạng sốc phản vệ ở Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú.
4. Ring J, Beyer K, Biedermann T et al (2014) Guideline for acute therapy and management of anaphylaxis. Allergo J Int 23(3): 96-112.
5. Wood RA, Camargo CA and Jr.Lieberman P et al (2014) Anaphylaxis in America: The prevalence and characteristics of anaphylaxic in the United States. The Journal of allergy and clinical immunology 133: 461-467.
6. Lieberman P, Nicklas RA and Oppenheimer J et al (2010) The diagnosis and managerment of anaphylaxis practice parameter: 2010 update. The Journal of allergy and clinical immunology 126: 477-480.