Nghiên cứu tần suất, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi do Chlamydia pneumoniae ở trẻ em

  • Phạm Thu Hiền Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Đào Minh Tuấn Bệnh viện Nhi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Viêm phổi, Chlamydia, trẻ em

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tần suất, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi không điển hình do Chlamydia pneumoniae (C. pneumoniae) ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: Sàng lọc 722 bệnh nhi từ 1 đến 15 tuổi bị viêm phổi vào điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 7/2010 đến tháng 3/2012 bằng kỹ thuật Multiplex PCR trên dịch tiết hô hấp và ELISA trong mẫu huyết thanh kép. Kết quả: Đã phát hiện 27 (3,74%) trường hợp mắc viêm phổi không điển hình do C. pneumoniae. Tình trạng đồng nhiễm với M. pneumoniae chiếm 14 (51,9%). Bệnh gặp mọi lứa tuổi, tuổi trung bình 3,9 ± 3,7, chủ yếu vào mùa hè, nữ giới nhiều hơn nam giới (p<0,05). Biểu hiện lâm sàng của bệnh: Sốt, ho, phổi có ran ẩm, ran phế quản. Có 51,85% trường hợp khám phổi không phát hiện được dấu hiệu, triệu chứng bất thường. Cận lâm sàng bạch cầu, CRP tăng cao ở đa số các trường hợp. Hình ảnh X-quang phổi chủ yếu phế quản phế viêm và viêm phổi tập trung. Kết luận: C. pneumoniae là tác nhân gây viêm phổi ở trẻ em. Trong chẩn đoán dễ bỏ sót vì triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng không điển hình. Điều này càng khẳng định vai trò quan trọng và ưu việt của phương pháp PCR trong chẩn đoán nhanh, chính xác tác nhân gây viêm phổi không điển hình.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Chen LL, Cheng YG, Chen ZM et al (2012) Mixed infections in children with Mycoplasma pneumoniae pneumonia. Zhonghua Er Ke Za Zhi 50(3): 211-215.
2. Esposito S, Blasi F, Bellini F (2001) Mycoplasma pneumoniae and Chlamydia pneumoniae infections in children with pneumonia. Eur Respir J 17: 241-245.
3. Forest WA, Summersgill JT et al (2007) A Worldwide perspective of atypical pathogens in community-acquired pneumonia. American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine 17: 1086-1093.
4. Grayston JT, Kuo CC, Wang SP, Altman J (1986) A new Chlamydia psittaci strain, TWAR, isolated in acute respiratory tract infection. N. Engl. J. Med 315: 161-168.
5. Hammerscblag AR (1996) Clamydia. Nellson’Textbook of pediatrics 1(196): 827-831.
6. Heiskanen-Kosma T, Korppi M et al (1999) Chlamydia pneumoniae is an important cause of community-acquired pneumonia in school-aged children: Serological results of a prospective, population-based study. Scand J Infect Dis 31: 255-259.
7. Lochindarat S, Suwanjutha S, Prapphal N et al (2007) Mycoplasma pneumoniae and Chlamydophila pneumoniae in children with community-acquired pneumonia in Thailand. Int J Tuberc Lung Dis 11(7): 814-819.
8. Principi N, Esposito S, Blasi F, Allegra L (2001) Role of Mycoplasma pneumoniae and Chlamydia pneumoniae in children with community-acquired lower respiratory tract infections. Clin Infect Dis 32(9): 1281-1289.
9. Puljiz I, Kuzman I, Rode OD et al (2006) Chlamydia pneumoniae and Mycoplasma pneumoniae pneumonia: Comparison of clinical, epidemiological characteristics and laboratory profiles. Epidemiol Infect 134(3): 548-555.
10. Tsai MH, Huang YC, Chen CJ et al (2005) Chlamydial pneumonia in children requiring hospitalization: Effect of mixed infection on clinical outcome. J Microbiol Immunol Infect 38(2): 117-122.