Một số đặc điểm của nhiễm vi rút sốt xuất huyết trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ ngày 7/5/2017 đến ngày 30/09/2017

  • Trịnh Xuân Huy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Trọng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Nguyên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thanh Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trịnh Thu Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Mạnh Vững Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Kim Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Sốt xuất huyết, vi rút dengue, arbovirus

Tóm tắt

Mục tiêu: Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân nghi ngờ sốt xuất huyết đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ ngày 7/5/2017 đến ngày 30/09/2017. Đối tượng và phương pháp: Mẫu huyết thanh của bệnh nhân nghi ngờ sốt dengue được tiến hành xét nghiệm bằng kit thử nhanh (Dengue NS1 Ag; IgM/IgG) của hãng SD Bioline theo nguyên lý sắc ký miễn dịch cho phép phát hiện sự có mặt của kháng nguyên NS1, kháng thể IgM, IgG kháng vi rút dengue trong huyết thanh bệnh nhân với cả 4 serotyp của vi rút dengue, máy Advia2120i, Beckman AU-5800. Nghiên cứu cắt ngang mô tả và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 23. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm vi rút dengue cao nhất vào tháng 8 (19,49%). Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm vi rút dengue tiên phát là 36,85%, tỷ lệ nhiễm thứ phát là 5,04%. Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm vi rút dengue nhưng tỷ lệ cao nhất thuộc độ tuổi từ dưới 40 (68,42%). Kết luận: Tính chất dịch sốt xuất huyết đã có tính thay đổi theo thời gian, cần được giám sát hàng năm để đảm bảo phòng dịch có hiệu quả.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn An, Lê Thu Hồng và cộng sự (2016) Xác định tỷ lệ dương tính vi kháng nguyên và kháng thể kháng virus dengue ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 trong vụ dịch năm 2015. Tạp chí Y học Việt Nam, 446(2), tr. 35-37.
2. Lê Thu Hồng, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Văn Việt, (2010) Xác định tỷ lệ kháng thể dương tính với virut dengue ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện 103 trong vụ dịch năm 2009. Tạp chí Y học Quân sự, CĐ7, tr. 137-139.
3. Dejnirattisai W, Jumnainsong A et al (2010) Cross-reacting antibodies enhance dengue virus infection in humans. Science 328: 745-748.
4. Dinh The Trung, Le Thi Thu Thao et al (2010) Liver involvement associated with dengue infection in adults in Vietnam. Am J Trop Med Hyg 83(4): 774-780.
5. Hottz ED, Oliveira MF et al (2013) Dengue induces platelet activation, mitochondrial dysfunction and cell death through mechanisms that involve DC-SIGN and caspases. J Thromb Haemost 11: 951-962.
6. Liang C, Yie HL et al (2016) Serum metabolomics reveals serotonin as a predictor of severe dengue in the early phase of dengue fever. PLoS Negl Trop DiaSorin S.p.A 10(4): 1-19.
7. Muhammad Imran Hasan Khan, Eram A (2013) Factors predicting severe dengue in patients with dengue fever. Mediterr J Hematol Infect Dis 5(1): 1-6.
8. Mustafa MS, Rasotgi V et al (2015) Discovery of fifth serotype of dengue virus (DENV-5): A new public health dilemma in dengue control. Med J 71(1): 67-70.
9. Wang, SM and Sekaran SD (2010) Early diagnosis of dengue infection using a commercial Dengue Duo rapid test kit for the detection of NS1, IGM, and IGG. Am J Trop Med Hyg 83(3): 690-695.
10. WHO (2014) National Guidelines for Clinical Management of Dengue Fever: 1-55.