Nghiên cứu một số đặc điểm và các mối liên quan về suy giảm nhận thức chung trên bệnh nhân động kinh cơn lớn là người trưởng thành
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và các mối liên quan về suy giảm nhận thức chung trên bệnh nhân động kinh cơn lớn là người trưởng thành. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 60 bệnh nhân động kinh cơn lớn là người trưởng thành. Tất cả các đối tượng nghiên cứu được đánh giá nhận thức chung qua khám lâm sàng và trắc nghiệm tâm thần tối thiểu (MMSE). Kết quả: Điểm MMSE trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 23,72 ± 5,04. Có 58% điểm MMSE < 25. Trong đó điểm trung bình MMSE giữa hai giới, nhóm tuổi, và thời gian mắc bệnh không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhóm bệnh nhân sử dụng gardenal có điểm trung bình MMSE là (20,2 ± 4,64) thấp hơn điểm trung bình MMSE ở bệnh nhân điều trị các nhóm kháng động kinh khác là (24,42 ± 4,86). Kết luận: Có 58% bệnh nhân có suy giảm nhận thức chung. Không có sự khác biệt về nhận thức tổng quát trên bệnh nhân động kinh cơn lớn theo giới, theo tuổi và thời gian mắc bệnh. Nhóm bệnh nhân sử dụng phenobacbital (gardenal) có tỷ lệ suy giảm nhận thức tổng quát cao hơn so với bệnh nhân điều trị các nhóm kháng động kinh khác.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Bozeat S, Gregory CA, Ralph MA et al (2000) Which neuropsychiatry and behavioral features distinguish frontal and temporal. Journal of Neurology Neurosurgery Psychiatry (69): 178-186.
3. Dodrill CB (2004) Neuropsychological effects of seizures. Epilepsy Behav 5(1): S21-24.
4. Helmstaedter C (2007) Cognitive outcome of epileptic in adults. Epilepsia 48(8): 85-90.
5. Hermann BP, Seidenberg M, Dow C et al (2006) Cognitive prognosis in chronic temporal lobe epilepsy. Ann Neurol 60(3): 80-87.
6. Jokeit H, Ebner A (1999) Long term effects of refractory temporal lobe epilepsy on cognitive abilities: A cross sectional study. J Neurol Neurosurg Psychiatry 67: 44-50.
7. Sunmonu TA, Komolafe MA et al (2009) Cognitive assessment in patients with epilepsy using the Community Screening Interview for Dementia. Epilepsy & Behavior 14: 535-539.
8. Folstein MF, Folstein SE, McHugh PR (1975) Mini- Mental State. A practical method for grading the cognitive state of patients for the clinician. Journal of Psychiatric Research (12): 189-198.