Kết quả xạ trị giảm nhẹ ở bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Hoàng Long Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đình Châu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Xạ trị giảm nhẹ, ung thư thực quản

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đáp ứng điều trị và thời gian sống thêm ở bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn được xạ trị giảm nhẹ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu trên 71 bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn III/IV được xạ trị giảm nhẹ tại u với tổng liều 30Gy/10 phân liều có hoặc không kết hợp hóa chất. Đánh giá đáp ứng sau điều trị 3 tháng, thời gian kiểm soát khối u, thời gian sống thêm toàn bộ. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân xạ trị đơn thuần và xạ trị kết hợp hóa chất là 49,3% và 50,7%. Tỷ lệ cải thiện nuốt nghẹn và tỷ lệ tăng cân sau 3 tháng là 88,2% và 77,5%. Đánh giá đáp ứng trên nội soi: Đáp ứng hoàn toàn 31,0%, một phần 52,1%, không đáp ứng 11,3%. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ và tỷ lệ kiểm soát tại u 1 năm là 20,3% và 24,4%. Trung vị sống thêm toàn bộ và thời gian kiểm soát khối u của nhóm xạ trị đơn thuần và xạ trị kết hợp hóa chất tương ứng là 7 và 8 tháng, 5 và 7 tháng (p>0,05). Có 3 bệnh nhân bị loét và rò thực quản sau điều trị. Kết luận: Xạ trị giảm nhẹ giúp cải thiện tốt triệu chứng nuốt nghẹn và cân nặng ở phần lớn bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn. Cần ưu tiên điều trị kiểm soát tại chỗ đối với các bệnh nhân này.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Duy Hiển, Phạm Đức Huấn và cộng sự (2010) Điều trị phẫu thuật bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học, tr. 245.
2. Hàn Thanh Bình (2004) Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư thực quản tại Bệnh viện K giai đoạn 1998-2004.16
3. Nguyễn Đức Lợi (2015) Đánh giá hiệu quả phác đồ hóa xạ trị đồng thời và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô thực quản giai đoạn III, IV tại Bệnh viện K. Luận án tiến sĩ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
4. Julia Welsch, Philipp Günther Kup and Carsten Nieder (2016) Survival and symptom relief after palliative radiotherapy for esophageal cancer. Journal of Cancer 7(2): 125-130.
5. Murray LJ, Din OS, Kumar VS, Dixon LM, Wadsley JC (2012) Palliative radiotherapy in patients with esophageal carcinoma: A retrospective review. Practical Radiation Oncology 2: 257-264.
6. Hanna WC, Sudarshan M and Roberge D (2012) What is the optimal management of dysphagia in metastatic esophageal cancer?. Curr Oncol 19: 60-66.
7. Oken MM, Creech RH, Tormey DC et al (1982) Toxicity and response criteria of the Eastern Cooperative Oncology Group. Am. J. Clin. Oncol 5(6): 649-655.