Nghiên cứu hiệu quả giảm cytokine của lọc máu liên tục CVVH sử dụng màng lọc oXiris ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn

  • Dũng Phạm Quốc Bệnh viện Quận 11 - TP. Hồ Chí Minh
  • Hoa Lê Thị Việt Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Lọc máu liên tục CVVH, quả lọc oXiris, sốc nhiễm khuẩn, cytokine

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm cytokine của lọc máu liên tục CVVH sử dụng màng lọc oXiris ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp: 31 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Thủ Đức, Bệnh viện 115 và Bệnh viện Bạch Mai được lọc máu sử dụng màng lọc oXiris từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2018. Phương pháp: Mô tả, tiến cứu, cắt ngang. Kết quả: Trong số 31 bệnh nhân có 15 bệnh nhân sống sót chiếm tỷ lệ 48,4% (nhóm 1), 16 bệnh nhân còn lại tử vong chiếm tỷ lệ 51,6% (nhóm 2). Sau lọc máu liên tục CVVH, nồng độ các cytokine giảm dần: TNF-α, IL-6, IL-8 giảm dần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê bắt đầu từ thời điểm T2, IL-1b ở thời điểm T3 và IL-10 ở thời điểm T4. Kết luận: Lọc máu liên tục CVVH bằng quả lọc oXiris có tác dụng giảm các cytokine sau lọc.


 


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

Ryuzo A, Shigeto O, Koichiro S (2010) Continuous hemodiafiltration using a polymethyl methacrylate membrane hemofilter for severe acute pancreatitis. In: Hiromichi Suzuki, Hiroyuki Hirasawa Editors. Acute blood purification. Karger: 54-63.
2. Rhodes A et al (2017) Surviving sepsis campaign: International guidelines for management of sepsis and septic shock: 2016. Crit Care Med 45: 486-552.
3. De Vriese AS et al (1999) Cytokine removal during continuous hemofiltration in septic patients. J Am Soc Nephrol 10(4): 846-853.
4. Gotloib L et al (1986) Hemofiltration in septic ARDS. The artificial kidney as an artificial endocrine lung. Resuscitation 13(2): 123-132.
5. Coraim FJ et al (1986) Acute respiratory failure after cardiac surgery: Clinical experience with the application of continuous arteriovenous hemofiltration. Crit Care Med 14(8): 714-718.
6. Staubach KH, Rau HG, Hohlbach G et al (1987) Continuous arteriovenous hemofiltration in shock: A new strategy to lower eicosanoids. Artif Organs 11: 336.
7. Mcdonald Br, Mehta Rl (1990) Transmembrane flux of IL-1b and TNF-a in patients undergoing continuous arteriovenous hemodialysis (abstract). J Am Soc Nephrol 1: 368.
8. Kierdorf H et al (1992) Elimination of tumor necrosis factor by continuous veno-venous hemofiltration (abstract). Ren Fail 14: 98.
9. Cottrell Ac, Mehta Rl (1992) Cytokine kinetics in septic ARF patients on continuous veno-venous hemodialysis (abstract). J Am Soc Nephrol 3: 361.
10. Byrick RJ, Goldstein MB, Wong PY (1992) Increased plasma tumor necrosis factor concentration in severe rhabdomyolysis is not reduced by continuous arteriovenous hemodialysis. Crit Care Med 20(10): 1483-1486.
11. Matsuda K et al (2010) Efficacy of continuous hemodiafiltration with a cytokine-adsorbing hemofilter in the treatment of acute respiratory distress syndrome. Contrib Nephrol 166: 83-92.
12. Turani F (2013) Continuous renal replacement therapy with the adsorbent membrane oXiris in septic patients: A clinical experience. Crit Care 17(2): 63.
13. Rimmele T et al (2009) High-volume haemofiltration with a new haemofiltration membrane having enhanced adsorption properties in septic pigs. Nephrol Dial Transplant 24(2): 421-427.