Biến đổi sức cản và điện kháng đường thở đo bằng kỹ thuật dao động cưỡng bức trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi sức cản và điện kháng đường thở đo bằng kỹ thuật dao động cưỡng bức trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Gồm 200 người bình thường, không mắc bệnh phổi vào viện khám sức khỏe định kỳ và 200 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã được chẩn đoán xác định, trong đó 150 bệnh nhân ổn định kiểm tra theo hẹn và 50 bệnh nhân trong đợt cấp vào điều trị có thở máy tại Khoa Nội Hô hấp - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 09/2017 đến tháng 11/2018. 200 người bình thường và 150 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định được đo sức cản (Rrs) và điện kháng (Xrs) đường thở đồng thời đo thông khí phổi trên cùng một máy MostGraph-02 (Chest M.I., Co. Ltd., Tokyo, Nhật Bản). Những bệnh nhân đợt cấp vào điều trị tại Khoa Nội Hô hấp chỉ đo sức cản và điện kháng đường thở. Kết quả: Các chỉ số chức năng thông khí phổi trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định: FVC: 2,81 ± 0,52L, FVC%: 86,6 ± 12,8%, FEV1: 0,85 ± 0,34L, FEV1%: 53,1 ± 22,9%, FEV1/FVC%: 52,4 ± 10,6%, FEF 25-75%: 25,6 ± 13,8%, PEF%: 27,4 ± 14,9% giảm thấp so với người bình thường. Ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định, R5 là 0,403 ± 0,083kPa/L/s, R20 là 0,338 ± 0,064kPa/L/s, X5 là -0,132 ± 0,087kPa/L/s. Ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong đợt cấp, R5 là 0,501 ± 0,135kPa/L/s, R20 là 0,383 ± 0,098kPa/L/s và X5 là -0,176 ± 0,063kPa/L/s cao hơn so với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định. Giá trị chỉ số sức cản và điện kháng đường thở trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn trên người bình thường (R5: 0,332 ± 0,065kPa/L/s, R20: 0,251 ± 0,078kPa/L/s, X5: -0,0061 ± 0,0012kPa/L/s). Kết luận: Sức cản đường thở R5, R20 của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn và điện kháng đường thở X5 âm nhiều hơn rõ rệt so với người bình thường (p<0,05).
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Bùi Xuân Tám (1999) Thăm dò thông khí phổi, các hội chứng rối loạn thông khí phổi và các thành phần khí máu. Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản Y học tr. 108-121.
3. Nguyễn Thị Yến, Trịnh Thị Huyền Trang (2012) Lực cản đường thở ở bệnh nhi bị hen phế quản từ 5 - 12 tuổi. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 80(3A), tr. 137-142.
4. Ana Maria GT Di Mango, Agnaldo JL, Jose´ MJ, Pedro LM (2006) Changes in respiratory mechanics with increasing degrees of airway obstruction in COPD: Detection by forced oscillation technique. Respir Med 100: 399-410.
5. GOLD (2018) Global strategy for diagnosis management, and prevention of COPD 2018.
http://www.goldcopd.org.
6. Landser FJ, Cle´ment J, Van de Woestijne KP (1982) Normal values of total respiratory resistance and reactance determined by forced oscillations: Influence of smoking. Chest 81: 586-591.
7. Mori K, Shirai T, Mikamo M et al (2011) Colored 3-dimensional analyses of respiratory resistance and reactance in COPD and asthma. COPD 8: 456-463.
8. Pasker HG, Schepers R, Clément J, Van de Woestijne KP (1996) Total respiratory impedance measured by means of the forced oscillation technique in subjects with and without respiratory complaints. Eur Respir J 9: 131-139.
9. Sá PM, Lopes AJ, Melo PL (2013) Oscillation mechanics of the respiratory system in never-smoking patients with silicosis: Pathophysiological study and evaluation of diagnostic accuracy. Clinics (Sau Paulo) 68(5): 644-651.