Nhận xét một số đặc điểm kỹ thuật phẫu thuật nội soi một lỗ qua ổ bụng đặt mảnh ghép ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Phạm Văn Thương Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Triệu Triều Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trịnh Hồng Sơn Bệnh viện Việt Đức

Main Article Content

Keywords

Thoát vị bẹn, phẫu thuật nội soi một lỗ

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm kỹ thuật phẫu thuật nội soi một lỗ qua ổ bụng đặt mảnh ghép ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang hồi cứu kết hợp tiến cứu 91 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi một lỗ qua ổ bụng đặt mảnh ghép ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 7/2011 đến hết tháng 7/2015. Kết quả: 100% nam, tuổi trung bình 53,24 ± 17,44; thoát vị bẹn tái phát có 11,0%. 100% rạch da dọc qua rốn để đặt Triport; rạch nếp phúc mạc trên lỗ thoát vị 2cm, rạch từ dây chằng rốn giữa đến gai chậu trước trên cùng bên; 52,58% túi thoát vị được kéo vào trong ổ bụng; 100% cố định mảnh ghép vào dây chằng Cooper, dải chậu mu, cơ thẳng bụng và cơ ngang bụng bằng ProTack. Khó khăn trong phẫu thuật hay gặp ở bước phẫu tích và xử lý túi thoát vị (18,7%). Có 2,2% bệnh nhân đặt thêm trocar; thời gian phẫu thuật trung bình 45,88 ± 16,46 phút; tai biến trong mổ gặp 3,3% các trường hợp; không có trường hợp nào tử vong. Kết luận: Phẫu thuật nội soi một lỗ xuyên thành bụng đặt mảnh ghép ngoài phúc mạc là phương pháp an toàn, hiệu quả, có thể ứng dụng cho những trường hợp thoát vị bẹn tái phát, tiền sử phẫu thuật vùng bẹn bụng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Triệu Triều Dương, Phạm Văn Thương (2013) Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật nội soi Single porte xuyên thành bụng đặt lưới prolen ngoài phúc mạc tại Khoa B15 Bệnh viện TWQĐ 108. Tạp chí Y học Thực hành 864(3), tr. 143-145.
2. Ece I, Yilmaz H, Yormaz S, Sahin M (2017) Clinical outcomes of single incision laparoscopic surgery and conventional laparoscopic transabdominal preperitoneal inguinal hernia repair. J Minim Access Surg 13(1): 37-41.
3. Hany EB (2017) Single port versus multiport laparoscopic trans abdominal preperitoneal hernia repair. Life Sci J 14(1): 25-31.
4. Kucuk C (2011) Single-incision laparoscopic transabdominal preperitoneal herniorrhaphy for recurrent inguinal hernia preliminary surgical results. Surg Endose 25(10): 3228-3234.
5. PoChing CN, Yang GPC, Li MKW (2013) Single incision laparoscopic transabdominal preperitoneal repair for strangulated groin hernia. International Journal of Clinical Medicine 4(6A): 35-38.
6. Roy P, De A (2011) Single-incision trans-abdominal preperitoneal mesh hernioplasty. J Minim Access Surg 7(1): 33-36.
7. Sinha R, Malhotra V, Sikarwar P (2015) Single incision laparoscopic TAPP with standard laparoscopic instruments and suturing of flaps: A continuing study. J Minim Access Surg 11(2): 134-138.
8. Tran H, Turingan I, Tran K et al (2014) Potential benefits of single-port compared to multiport laparoscopic inguinal herniorraphy: A prospective randomized controlled study. Hernia 18(5): 731-744.
9. Tran H, Tran K, Zajkowska M et al (2015) Single-port onlay mesh repair of recurrent inguinal hernias after failed anterior and laparoscopic repairs. JSLS 19(1): e2014.00212.
10. Yilmaz H, Alptekin H (2013) Single-incision laparoscopic transabdominal preperitoneal herniorrhaphy for bilateral inguinal hernias using conventional instruments. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech 23(3): 320-323.