Kết quả điều trị 52 ca ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch xạ trị với hạt vi cầu gắn Yttrium-90
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật tắc mạch xạ trị với hạt vi cầu gắn Yttrium-90 trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp không đối chứng gồm 52 bệnh nhân chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn trung gian và tiến triển có huyết khối tĩnh mạch cửa với kích thước khối u trung bình 9,8 ± 3,0cm, được điều trị bằng phương pháp tắc mạch xạ trị với hạt vi cầu gắn Yttrium-90 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 10/2013 đến tháng 09/2017. Đánh giá thời gian sống toàn bộ và tỷ lệ sống còn tại các thời điểm 1 năm, 2, 3, 4 năm theo phương pháp Kaplan - Meier. Ngoài ra đánh giá hiệu quả điều trị dựa trên đáp ứng lâm sàng, AFP huyết thanh và đáp ứng khối u tại các thời điểm theo dõi theo tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng khối u mRECIST và RECICL (2010). Kết quả: Tổng cộng có 52 bệnh nhân với 52 lần can thiệp tắc mạch xạ trị với hạt vi cầu gắn Yttrium-90. Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình của cả nhóm là 27,5 ± 2,9 tháng; tỷ lệ sống còn sau 1, 2, 3 và 4 năm lần lượt là 69,8%, 52,2%, 46,4% và 17,4%; 88,5% số bệnh nhân cải thiện tốt triệu chứng lâm sàng; AFP huyết thanh đạt đáp ứng ở 55,2% số bệnh nhân tại thời điểm 3 tháng sau điều trị; kích thước u gan trung bình giảm từ 9,8 ± 3,0cm trước điều trị xuống còn 4,7 ± 2,7cm sau 12 tháng điều trị (p<0,001); tỷ lệ đáp ứng tổng thể khối u tại thời điểm 3 tháng là 50,0%, trong đó đáp ứng hoàn toàn và đáp ứng 1 phần lần lượt là 13,5% và 36,5%. Kết luận: Tắc mạch xạ trị với hạt vi cầu gắn Yttrium-90 cho tỷ lệ đáp ứng lâm sàng, AFP huyết thanh, đáp ứng khối u cao sau can thiệp và cho kết quả tốt về sống thêm lâu dài sau điều trị.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Phan Thị Phi Phi (1993) Góp phần nghiên cứu ung thư gan nguyên phát ở Việt Nam, tần xuất HBsAg trong huyết thanh người lành và người bị ung thư biểu mô tế bào gan. Y học Việt Nam, 171, tr. 26-30.
3. Carr BI (2004) Hepatic arterial 90Yttrium glass microspheres (Therasphere) for unresectable hepatocellular carcinoma: Interim safety and survival data on 65 patients. Liver Transplantation 10(2 Suppl 1): 107-110.
4. Floridi C, Pesapane F, Angileri SA et al (2017) Yttrium-90 radioembolization treatment for unresectable hepatocellular carcinoma: A single-centre prognostic factors analysis. Medical Oncology 34(10): 174.
5. Jemal A, Bray F, Center MM et al (2011) Global cancer statistics. A Cancer Journal for Clinicians 61(2): 69-90.
6. Kallini JR, Gabr A, Salem R et al (2016) Transarterial radioembolization with Yttrium-90 for the treatment of hepatocellular carcinoma. Advances in Therapy 33: 699-714.
7. Kokabi N, Camacho JC, Xing M et al (2015) Open-label prospective study of the safety and efficacy of glass-based Yttrium 90 radioembolization for infiltrative hepatocellular carcinoma with portal vein thrombosis. Cancer 121(13): 2164-2174.
8. Lau WY, Ho S, Leung TW et al (1998) Selective internal radiation therapy for nonresectable hepatocellular carcinoma with intraarterial infusion of 90yttrium microspheres. International Journal of Radiation Oncology, Biology, Physics 40(3): 583-592.
9. Mahnken AH (2016) Current status of transarterial radioembolization. World Journal of Radiology 8(5): 449-459.
10. Mazzaferro V, Sposito C, Bhoori S et al (2013) Yttrium-90 radioembolization for intermediate-advanced hepatocellular carcinoma: A phase 2 study. Hepatology 57(5): 1826-1837.
11. Pracht M, Edeline J, Lenoir L et al (2013) Lobar hepatocellular carcinoma with ipsilateral portal vein tumor thrombosis treated with yttrium-90 glass microsphere radioembolization: Preliminary results. International Journal of Hepatology: 827649.
12. Rognoni C, Ciani O, Sommariva S et al (2016) Trans-arterial radioembolization in intermediate-advanced hepatocellular carcinoma: Systematic review and meta-analyses. Oncotarget 7(44): 72343-72355.
13. Tan CH, Low SC, Thng CH (2011) APASL and AASLD consensus guidelines on imaging diagnosis of hepatocellular carcinoma: A review. International Journal of Hepatology: