Bước đầu nghiên cứu nồng độ vitamin D huyết thanh và ảnh hưởng đến kết quả điều trị ở bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) tại Bệnh viện 74 Trung ương

  • Đặng Văn Khoa Bệnh viện 74 Trung ương
  • Nguyễn Kiến Doanh Bệnh viện 74 Trung ương

Main Article Content

Keywords

Vitamin D, lao phổi

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nồng độ 25(OH)D3 trong huyết thanh và ảnh hưởng đến kết quả sau 2 tháng điều trị thuốc kháng lao ở bệnh nhân lao phổi mới AFB(+). Đối tượng và phương pháp: 100 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) tại Bệnh viện 74 Trung ương từ tháng 6 - tháng 12/2017, gồm 2 nhóm: Nhóm có nồng độ 25(OH)D3 bình thường (nhóm I) và nhóm có nồng độ 25(OH)D3 giảm (nhóm II). Kết quả: Giảm nồng độ 25(OH)D3 trong huyết thanh đã gặp ở 34% số trường hợp. Trước điều trị, tỷ lệ gặp bệnh nhân có triệu chứng khó thở (38,2%) và mức độ tổn thương rộng (58,8%) ở nhóm II cao hơn có ý nghĩa so với nhóm I (13,6%; p=0,005; 31,8%; p=0,009). Sau 2 tháng điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có tăng cân và âm hóa đờm ở nhóm I (94,6%; 89,2%) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm II (77,3%; p=0,047 và 63,6%; p=0,018); tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương nốt ở nhóm I thấp hơn có ý nghĩa so với trước điều trị. Nồng độ 25(OH)D3 ở các bệnh nhân có mức độ tổn thương rộng (21,03 ± 7,36) thấp hơn có ý nghĩa so với các bệnh nhân có mức độ tổn thương hẹp (25,15 ± 5,49; p=0,036). Kết luận: Giảm nồng độ 25(OH)D3 gặp ở 34% số bệnh nhân lao phổi mới AFB(+). Sau 2 tháng điều trị, nhóm có nồng độ 25(OH)D3 bình thường có kết quả tốt hơn so với nhóm có nồng độ 25(OH)D3 giảm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2014) Định lượng vitamin D3. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành hóa sinh, Nhà Xuất bản Y học, tr. 157-159.
2. Hassanein EG, Mohamed EE, Baess AI et al (2016) The role of supplementary vitamin D in treatment course of pulmonary tuberculosis. Egyptian Journal of Chest Diseases and Tuberculosis 65(3): 629-635.
3. Salahuddin N, Ali F, Hasan Z et al (2013) Vitamin D accelerates clinical recovery from tuberculosis: Results of the SUCCINCT Study [Supplementary Cholecalciferol in recovery from tuberculosis]. A randomized, placebo-controlled, clinical trial of vitamin D supplementation in patients with pulmonary tuberculosis. BMC Infect Dis 13: 22.
4. Sato S, Tanino Y, Saito J et al (2012) Relationship between 25-hydroxyvitamin D levels and treatment course of pulmonary tuberculosis. Respir Investig 50(2): 40-45.
5. Sita-Lumsden A, Lapthorn G, Swaminathan R et al (2007) Reactivation of tuberculosis and vitamin D deficiency: The contribution of diet and exposure to sunlight. Thorax 62(11): 1003-1007.
6. Talat N, Shahid F, Perry S et al (2011) Th1/Th2 cytometric bead array can discriminate cytokine secretion from endogenously activated cells in pulmonary disease, recent and remote infection in tuberculosis. Cytokine 54(2): 136-143.