Khảo sát về kiến thức thực hành và phòng chống bệnh viêm quanh răng ở các bệnh nhân mắc viêm quanh răng đang điều trị tại Khoa Răng - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức thực hành và phòng chống bệnh viêm quanh răng ở các bệnh nhân mắc bệnh viêm quanh răng đang điều trị tại Khoa Răng - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (TƯQĐ 108). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 309 bệnh nhân được chẩn đoán viêm quanh răng mạn tính. Tất cả các bệnh nhân được khám lâm sàng, tham gia trả lời bảng câu hỏi theo mẫu. Chẩn đoán viêm quanh răng mạn tính dựa theo Viện Hàn lâm Bệnh học quanh răng Mỹ (1999). Kết quả: Nhóm tuổi trên 60 là chủ yếu (60,5%); tỉ lệ bệnh nhân nam, nữ gần như nhau, lần lượt là 50,5% và 49,5%; đau nhức răng và lung lay răng là hai triệu chứng chủ yếu khiến bệnh nhân đến khám bệnh với tỉ lệ lần lượt 56% và 50,2%; số lượng răng mất tăng theo thời gian bị bệnh viêm quanh răng, thời gian mắc viêm quanh răng trên 5 năm có 47,9% mất 4 răng, trong khi đó thì mất 1 răng gặp chủ yếu ở những bệnh nhân mắc viêm quanh răng dưới 1 năm với 14,1%; số bệnh nhân cho rằng nên đi khám răng trên 12 tháng 1 lần còn cao: 53,1%; phần lớn bệnh nhân dùng tăm xỉa răng sau mỗi bữa ăn: 79%, đa số các bệnh nhân có súc miệng sau mỗi bữa ăn: 92,6%. Kết luận: Số răng mất tăng theo thời gian mắc bệnh viêm quanh răng, cần nâng cao kiến thức liên quan đến các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh viêm quanh răng.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Marcenes W, Kassebaum NJ, Bernabé E, Flaxman A, Naghavi M, Lopez A, Murray CJ (2013) Global burden of oral conditions in 1990-2010: A systematic analysis. J. Dent. Res 92: 592-597.
3. Baskaradoss JK (2018) Relationship between oral health literacy and oral health status. BMC Oral Health 18: 172.
4. Mohammadi-Moghaddam M, Zebarjadi M, and Osmani F (2021) Knowledge, attitude, and practice of dentists regarding periodontal tissue health in Birjand, Northeast Iran. J Adv Periodontol Implant Dent 13(1): 12-14.
5. Dolińska E, Milewski R, Pietruska MJ et al (2022) Periodontitis-related knowledge and its relationship with oral health behavior among adult patients seeking professional periodontal care. J Clin Med 11(6): 1517.
6. Nguyễn Ngọc Anh, Mai Đình Hưng, Nguyễn Thị Hồng Minh (2020) Hiệu quả điều trị bệnh viêm quanh răng thể phá huỷ toàn bộ bằng phương pháp phẫu thuật. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 132(8), tr. 55-67.
7. El-Qaderi SS and Quteish Ta’ani D (2004) Assessment of periodontal knowledge and periodontal status of an adult population in Jordan. Int J Dent Hyg 2(3): 132-136.
8. Löe H, Theilade E, and Jensen SB (1965) Experimental gingivitis in man. J Periodontol 36(3): 177–187.
9. Hujoel PP, Cunha-Cruz J, Loesche WJ et al (2005) Personal oral hygiene and chronic periodontitis: A systematic review. Periodontol 37: 29-34.
10. Villa A, Kreimer AR, Polimeni A et al (2012) Self-reported oral hygiene habits among dental patients in italy. Med Princ Pract 21(5): 452-456.
11. Raskiliene A, Kriaucioniene V, Siudikiene J et al (2020) Self-reported oral health, oral hygiene and associated factors in lithuanian adult population, 1994-2014. Int J Environ Res Public Health 17(15): 5331.
12. Melo P, Marques S, and Silva OM (2017) Portuguese self-reported oral-hygiene habits and oral status. Int Dent J 67(3): 139-147.
13. Claydon NC (2008) Current concepts in toothbrushing and interdental cleaning. Periodontol 48(1): 10-22.
14. Drisko CL (2013) Periodontal self-care: Evidence-based support. Periodontol 62(1): 243-255.
15. Deinzer R, Micheelis W, Granrath N et al (2009) More to learn about: Periodontitis-related knowledge and its relationship with periodontal health behaviour. J Clin Periodontol 36(9): 756-764.