Đặc điểm lâm sàng, phản ứng huyết thanh và kết quả điều trị ở bệnh nhân giang mai điều trị tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh (02/2020-10/2020)

  • Ngô Minh Vinh Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Lê Thụy Thượng Vi Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Main Article Content

Keywords

Giang mai, đồng giới nam, phản ứng Jarisch-Herxheimer

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, xu hướng tình dục, lâm sàng, phản ứng huyết thanh giang mai. Đánh giá kết quả điều trị bằng kháng sinh bezathine penicillin của bệnh nhân giang mai đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh (02/2020-10/2020). Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang từ tháng 02/2020 đến tháng 10/2020. Bệnh nhân mắc giang mai được chẩn đoán bằng bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm huyết thanh giang mai (RPR = Rapid plasma reagin; TPHA = Treponema pallidum haemagglutination test). Tiêu chuẩn chọn mẫu là bệnh nhân giang mai ở mọi giai đoạn và chưa điều trị đặc hiệu trong vòng một năm qua. Sau điều trị theo phác đồ Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh (2019), bệnh nhân được theo dõi các phản ứng sau điều trị. Kết quả: 92 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, gồm 12 bệnh nhân giang mai giai đoạn I, 55 bệnh nhân giai đoạn II và 25 ở giai đoạn tiềm ẩn muộn. Đa số là đồng giới nam (72,8%), tuổi trẻ từ 20-29 tuổi (62%) và độc thân (70%). Kiểu quan hệ tình dục chủ yếu là miệng - sinh dục (66,3%) và hậu môn-sinh dục (64,1%). Tỉ lệ đồng nhiễm HIV là 32,6%. Hiệu giá RPR từ R8-R64 ưu thế ở giang mai giai đoạn II (74,5%). Phản ứng Jarisch-Herxheimer xuất hiện ở 46,7% bệnh nhân với triệu chứng thường gặp nhất là sốt (74,4%). Thời gian hết triệu chứng lâm sàng của bệnh giang mai dài nhất là 30 ngày. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi gợi ý nhóm bệnh nhân giang mai quan trọng hiện nay có thể là đồng giới nam với các yếu tố đi kèm. Những dữ liệu này cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu trên thế giới. Cần các nghiên cứu trong tương lai nhằm khảo sát các yếu tố liên quan đến nhóm bệnh nhân này cũng như có các chiến lược phòng chống giang mai phù hợp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Workowski KA, Bachmann LH, Chan PA et al (2021) Sexually Transmitted Infections Treatment Guidelines, 2021. MMWR Recommendations and reports: Morbidity and mortality weekly report Recommendations and reports 70(4): 1-187.
2. World Health Organization (2016) Global health sector strategy on sexually transmitted infections 2016*2021: Toward ending STIs. Geneva: World Health Organization.
3. Nguyễn Thị Thu Hường, Nguyễn Thị Phương Lan, Nguyễn Minh Ngọc và cộng sự (2019) Tỉ lệ đồng nhiễm viêm gan B, viêm gan C, giang mai, mụn cóc hậu môn sinh dục và lậu ở nam quan hệ tình dục đồng giới mới biết nhiễm HIV. Tạp chí Y học Dự phòng, 29(11), tr. 63.
4. Cheng W, Wang C, Tang W et al (2020) Promoting routine syphilis screening among men who have sex with men in China: study protocol for a randomised controlled trial of syphilis self-testing and lottery incentive. BMC Infect Dis 20(1): 455.
5. The Global Health Observatory - Men who have sex with men (MSM) with active syphilis 2018 [cited 2022. Available from: https://www.who.int/ data/gho/data/themes/topics/indicator-groups/ indicator-group-details/GHO/ men-who-have-sex-with-men-(msm)-with-active-syphilis.
6. Nguyễn Thị Thanh Thơ, Văn Thế Trung (2017) Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, phản ứng huyết thanh và hiệu quả điều trị trên bệnh nhân giang mai II tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2016. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 21(1), tr. 67.
7. Trần Thị Ngọc, Lý Văn Sơn (2015) Nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014. Tạp chí Y học Dự phòng, 10(175), tr. 177.
8. Đinh Công Thức, Lưu Huỳnh Bảo Châu, Nguyễn Ái Hồng (2017) Đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV và tiếp cận truyền thông về HIV/AIDS trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y học Dự phòng, 27(11), tr. 216.
9. Arando M, Fernandez-Naval C, Mota-Foix M et al (2018) The Jarisch-Herxheimer reaction in syphilis: could molecular typing help to understand it better? Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology: JEADV 32(10): 791-795.
10. Tsai MS, Yang CJ, Lee NY et al (2014) Jarisch-Herxheimer reaction among HIV-positive patients with early syphilis: Azithromycin versus benzathine penicillin G therapy. J Int AIDS Soc 17(1): 189-193