Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân béo phì được chỉ định đặt bóng dạ dày qua nội soi

  • Nguyễn Ngọc Thành Bệnh viện Triều An TP. Hồ Chí Minh
  • Lưu Ngân Tâm Bệnh viện Triều An TP. Hồ Chí Minh
  • Vũ Văn Khiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Béo phì, lâm sàng, cận lâm sàng

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét lâm sàng, cận lâm sàng, bệnh kèm theo ở bệnh nhân béo phì có chỉ định đặt bóng dạ dày qua nội soi. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân có tuổi từ 18-60 tuổi. Chỉ số BMI ≥ 30kg/m2 kèm theo bệnh phối hợp: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu... hoặc BMI ≥ 35kg/m2. Các thông số cần theo dõi: Tuổi, giới, đặc điểm lâm sàng, cân nặng, chỉ số BMI, bệnh kèm theo. Kết quả: Bệnh nhân béo phì < 30 tuổi chiếm tỉ lệ nhiều nhất: 52,8%. Tuổi trung bình là: 30 ± 9. Tỉ lệ nữ/nam: 49/23 (2,1). Béo phì độ 1, 2 và 3 chiếm tỉ lệ tương ứng: 56,9%, 25,0% và 18,1%, BMI trung bình là: 35,3 ± 4,8kg/m2. Cân nặng trung bình: 93,5 ± 19,8 (kg). Rối loạn lipid máu chiếm tỉ lệ cao nhất: 70,8%, tăng huyết áp: 37,5%. Kết luận: Béo phì có các bệnh lý kèm theo khá cao và cần phải điều trị tích cực.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Endalifer ML, Diress G (2020) Epidemiology, predisposing factors, biomarkers, and prevention mechanism of obesity: A systematic review. Hindawi Journal of Obesity, Article ID 6134362, 8 page
2. Bùi Thanh Phúc (2021) Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi đặt vòng thắt dạ dày điều trị béo phì. Luận án Tiến sỹ y học. Đại học Y Hà Nội 2021.
3. Genco A, Bruni T, Doldi SB et al (2005) Bioenterics intragastric balloon: The italian experience with 2,515 patient. Obes Surg 15(8): 1161-1164.
4. Toolabi K, Golzarand M, Farid R (2016) Laparoscopic adjustable gastric banding: Efficacy and consequences over a 13-year period. Am J Surg 212(1): 62-68.
5. Trujillo MR, Muller D, Widmer JD, Warschkow R, Muller MK (2016) Long-term follow-up of gastric banding 10 years and beyond. Obes Surg 26(3): 581-587.
6. Froylich D, Abramovich-Segal T, Pascal G, Haskins I, Appel B, Kafri N, Hazzan D (2018) Long-term (over 10 years) retrospective follow-up of laparoscopic adjustable gastric banding. Obes Surg 28(4): 976-980.
7. Ohta M, Kitano S, Kai S, Shiromizu A, Iwashita Y, Endo Y, Kawano Y, Masaki T, Kakuma T, Yoshimatsu H (2013) Initial Japanese experience with the LAP-BAND system. Asian J Endosc Surg 6(1): 39-43.
8. Liu XZ, Yin K, Fan J, Shen XJ, Xu MJ, Wang WH, Zhang YG, Zheng CZ, Zou da J (2015) Long-Term outcomes and experience of laparoscopic adjustable gastric banding: One center's results in China. Surg Obes Relat Dis 11(4): 855-859.
9. Kowalewski PK, Olszewski R, Walędziak MS, Janik MR, Kwiatkowski A, Gałązka-Świderek N, Cichoń K, Brągoszewski J, Paśnik K (2018) Long-Term Outcomes of Laparoscopic Sleeve Gastrectomy-a Single-Center, Retrospective Study. Obes Surg 28(1):130-134. doi: 10.1007/s11695-017-2795-2.
10. Stroh C, Hohmann U, Schramm H et al (2011) Fourteen-year long-term results after gastric banding. J Obes: 128451.
11. Patkar A, Fegelman E, R Kashyap S, Brethauer S, Bour E, Yoo A, Li G (2017) Assessing the real-world effect of laparoscopic bariatric surgery on the management of obesity-related comorbidities: A retrospective matched cohort study using a US Claims Database. Diabetes Obes Metab 19(2): 181-188.
12. Lee SK, Heo Y, Park JM, Kim YJ, Kim SM, Park do J, Han SM, Shim KW, Lee YJ, Lee JY, Kwon JW (2016) Roux-en-Y Gastric Bypass vs. Sleeve Gastrectomy vs. Gastric Banding: The first multicenter retrospective comparative cohort study in Obese Korean Patients. Yonsei Med J 57(4): 956-962.