Đánh giá hiệu quả TACE ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan trước ghép gan: Báo cáo loạt trường hợp lâm sàng

  • Nguyễn Lâm Tùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Thái Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Thái Doãn Kỳ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Thanh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Mạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Trường Giang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Hóa chất thuyên tắc động mạch qua ống thông (TACE), cấy ghép, ung thư biểu mô tế bào gan, chụp cắt lớp vi tính, mô bệnh học

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tắc mạch hóa chất (TACE) trên hình ảnh cắt lớp vi tính, mô bệnh học và AFP (Alpha - fetoprotein) ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan trước ghép gan. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp mô tả hồi cứu, so sánh trước và sau điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng TACE. Kết quả điều trị được đánh giá theo tiêu chuẩn mRECIST trên hình ảnh CLVT và mức độ hoại tử u trên hình ảnh mô bệnh học. Kết quả: Nghiên cứu gồm 8 bệnh nhân ung thư gan được điều trị TACE trước ghép. Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn là 12,5%, đáp ứng một phần là 77,5% và không có bệnh nhân nào tiến triển trên hình ảnh CLVT. Hoại tử > 90% khối u được quan sát thấy ở 6 bệnh nhân (75%) và hoại tử 50-90% khối u được quan sát thấy ở 2 bệnh nhân (25%). Kết luận: TACE bước đầu đem lại hiệu quả tốt về đáp ứng khối u trên hình ảnh cắt lớp vi tính và hình ảnh mô bệnh học.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Yao FY, Ferrell L, Bass NM, Watson JJ, Bacchetti P, Venook A, Ascher NL, Roberts JP (2001) Liver transplantation for hepatocellular carcinoma: expansion of the tumor size limits does not adversely impact survival. Hepatology 33: 1394-1403.
2. Yao FY, Bass NM, Nikolai B et al (2002) Liver transplantation for hepatocellular carcinoma: Analysis of survival according to the intention-to-treat principle and Dropout from the waiting list. Liver Transplantation 8(10): 873-883.
3. Lesurtel M, Müllhaupt B, Pestalozzi BC, Pfammatter T, and Clavien PA (2006) Transarterial chemoembolization as a bridge to liver transplantation for hepatocellular carcinoma: an evidence-based analysis. American Journal of Transplantation 6(11): 2644-2650.
4. Bộ Y tế (2020) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Quyết định số 3129/QĐ-BYT-Ngày 17 tháng 7 năm 2020, tr. 12-13.
5. Eisenhauera EA, Therasseb P, Bogaertsc J et al (2009) New response evaluation criteria in solid tumours: Revised RECIST guideline. Eur J Cancer 45(2): 228-247.
6. Alba E, Valls C, Dominguez J, Martinez L, Escalante E, Lladó L, Serrano T (2008) Transcatheter arterial chemoembolization in patients with hepatocellular carcinoma on the waiting list for orthotopic liver transplantation. Amecican Journal of Roentgenology 190: 1341-1348.
7. Antoine Bouchard-Fortier, Real Lapointe et al (2011) Transcatheter arterial chemoembolization of hepatocellular carcinoma as a bridge to liver transplantation: A retrospective study. Int J Hepatol. 2011: 974514.
8. Hołówko W, Wróblewski T, Wojtaszek M, Grąt M, Kobryń K, Ziarkiewicz-Wróblewska B, Krawczyk M (2015) Transarterial chemoembolization prior to liver transplantation in patients with hepatocellular carcinoma. Ann Transplant 20: 764-768.
9. Hameed B, Mehta N, Sapisochin G, Roberts JP, Yao FY (2014) Alpha-fetoprotein level > 1000ng/mL as an exclusion criterion for liver transplantation in patients with hepatocellular carcinoma meeting the Milan criteria. Liver Transpl 20: 945-951.
10. Lao OB, Weissman J, Perkins JD (2009) Pre-transplant therapy for hepatocellular carcinoma is associated with a lower recurrence after liver transplantation. Clin Transplant 23: 874-881.