Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường khởi phát sau ghép gan từ người hiến sống

  • Lưu Thuý Quỳnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Quang Bảy Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Đái tháo đường khởi phát sau ghép tạng, ghép gan từ người hiến sống

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ đái tháo đường khởi phát sau ghép gan từ người hiến sống. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu 122 người (không mắc đái tháo đường trước ghép) được ghép gan từ người hiến sống từ tháng 10/2017 đến tháng 06/2023, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Tỉ lệ mắc NODAT là 22,9% với thời gian theo dõi trung bình là 19,1 tháng. 89,2% số bệnh nhân NODAT được chẩn đoán ở thời điểm trong năm đầu sau ghép. Các bệnh nhân NODAT có tuổi trung bình: 53,96 ± 10,22 tuổi, 89,2% là nam giới, BMI > 25 kg/m2 chiếm 32,2%. HbA1c trung bình: 6,52 ± 0,78%. Các yếu tố: Giới tính người nhận, tình trạng béo phì, tiền sử đái tháo đường của gia đình, tình trạng nhiễm virus viêm gan B, C, CMV, số kiểu gen HLA khác nhau giữa người hiến - người nhận không là yếu tố nguy cơ với NODAT. Việc điều trị bằng lọc máu, thay huyết tương hay Pulse steroid cũng không là yếu tố nguy cơ với NODAT. Tuổi cao (trên 70 tuổi) đối với bệnh nhân nhận gan, thời gian nằm ICU kéo dài (> 15 ngày) làm tăng nguy cơ mắc NODAT. Kết luận: Sau ghép gan 6 tháng, gần 1/4 số bệnh nhân có NODAT. Nguy cơ mắc NODAT cao ở người trên 70 tuổi, phải nằm ICU kéo dài. Cần có nhiều nghiên cứu để đánh giá các tác động của NODAT cũng như việc điều trị NODAT ở nhóm bệnh nhân này.


Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ đái tháo đường khởi phát sau ghép gan từ người hiến sống. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu 122 người (không mắc đái tháo đường trước ghép) được ghép gan từ người hiến sống từ tháng 10/2017 đến tháng 06/2023, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Tỉ lệ mắc NODAT là 22,9% với thời gian theo dõi trung bình là 19,1 tháng. 89,2% số bệnh nhân NODAT được chẩn đoán ở thời điểm trong năm đầu sau ghép. Các bệnh nhân NODAT có tuổi trung bình: 53,96 ± 10,22 tuổi, 89,2% là nam giới, BMI > 25 kg/m2 chiếm 32,2%. HbA1c trung bình: 6,52 ± 0,78%. Các yếu tố: Giới tính người nhận, tình trạng béo phì, tiền sử đái tháo đường của gia đình, tình trạng nhiễm virus viêm gan B, C, CMV, số kiểu gen HLA khác nhau giữa người hiến - người nhận không là yếu tố nguy cơ với NODAT. Việc điều trị bằng lọc máu, thay huyết tương hay Pulse steroid cũng không là yếu tố nguy cơ với NODAT. Tuổi cao (trên 70 tuổi) đối với bệnh nhân nhận gan, thời gian nằm ICU kéo dài (> 15 ngày) làm tăng nguy cơ mắc NODAT. Kết luận: Sau ghép gan 6 tháng, gần 1/4 số bệnh nhân có NODAT. Nguy cơ mắc NODAT cao ở người trên 70 tuổi, phải nằm ICU kéo dài. Cần có nhiều nghiên cứu để đánh giá các tác động của NODAT cũng như việc điều trị NODAT ở nhóm bệnh nhân này.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Quyết, Nguyễn Quang Nghĩa (2013) Ghép gan người lớn. Nhà Xuất bản Y học.
2. Hackl C, Schmidt KM, Süsal C, Döhler B, Zidek M, Schlitt HJ (2018) Split liver transplantation: Current developments. World Journal of Gastroenterology 24(47): 5312-5321.
3. Soin AS, Chaudhary RJ, Pahari H, Pomfret EA (2019) A worldwide survey of live liver donor selection policies at 24 centers with a combined experience of 19 009 adult living donor liver transplants. Transplantation 103(2): 39-47.
4. Davidson J, Wilkinson A, Dantal J et al (2003) New-onset diabetes after transplantation: 2003 International consensus guidelines. Proceedings of an international expert panel meeting. Barcelona, Spain, Transplantation 75(10): 3-24.
5. Man Kim J, Hwang S, Lee KW et al (2020) New-onset diabetes after adult liver transplantation in the Korean Organ Transplantation Registry (KOTRY) study. Hepatobiliary Surg Nutr 9(4): 425-439.
6. Ling Q, Xu X, Xie H et al (20160 New-onset diabetes after liver transplantation: A national report from China Liver Transplant Registry. Liver Int 36(5): 705-712.
7. Abe T, Onoe T, Tahara H et al (2014) Risk factors for development of new-onset diabetes mellitus and progressive impairment of glucose metabolism after living-donor liver transplantation. Transplant Proc 46(3):865-869.
8. Kasiske BL, Snyder JJ, Gilbertson D, Matas AJ (2003) Diabetes mellitus after kidney transplantation in the united states. American Journal of Transplantation 3(2): 178-185.
9. Li DW, Lu TF, Hua XW et al (2015) Risk factors for new onset diabetes mellitus after liver transplantation: A meta-analysis. World J Gastroenterol 21(20): 6329-6340.
10. American Diabetes Association (2022) Standards of medical care in diabetes 2022 abridged for primary care providers. Clinical Diabetes 40(1): 10-38.
11. Wallia A, Illuri V, Molitch ME (2016) Diabetes care after transplant: Definitions, risk factors, and clinical management. Med Clin North Am 100(3): 535-550.
12. Carey EJ, Aqel BA, Byrne TJ et al (2012) Pretransplant fasting glucose predicts new-onset diabetes after liver transplantation. Journal of Transplantation 2012: 614781.
13. Sgourakis G, Radtke A, Fouzas I et al (2023) Corticosteroid-free immunosuppression in liver transplantation: A meta-analysis and meta-regression of outcomes. In: Database of Abstracts of Reviews of Effects (DARE): Quality-Assessed Reviews [Internet]. Centre for Reviews and Dissemination (UK); 2009. Accessed. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK77843/
14. Hyperarts RM (2023) Hepatobiliary & Pancreatic Surgery - End-stage Liver Disease (ESLD). Accessed https://hpbsurgery.ucsf.edu/conditions-procedures/end-stage-liver-disease-(esld).aspx
15. Gulsoy Kirnap N, Kirnap M, Alshalabi O, Tutuncu NB, Haberal M (2020) Posttransplant diabetes mellitus incidence and risk factors in adult liver transplantation recipients. Acta Endocrinol (Buchar) 16(4): 449-453.
16. Kuo HT, Sampaio MS, Ye X, Reddy P, Martin P, Bunnapradist S (2010) Risk factors for new-onset diabetes mellitus in adult liver transplant recipients, an analysis of the Organ Procurement and Transplant Network/United Network for Organ Sharing database. Transplantation 89(9): 1134-1140.